Angkor cổ kính

Siêm Riệp trong tiếng Campuchia có nghĩa là Quân Siêm thảm bại. Cho đến trước thế kỷ thứ XV, kinh đô vẫn được đặt ở đây. Cho đến tận khi quân Siêm nổi dậy, chiến tranh liên miên, triều đình dời về phía Nam, dân cư cũng dời bỏ vùng đất này theo. Những người còn ở lại là các thầy tu Bà la môn coi sóc đền chùa, một cung điện thần thoại dần dần đi vào quên lãng. Thế kỷ thứ XIX, khi người Pháp sang đô hộ, họ đã phát hiện ra vùng đất thánh thiêng liêng nằm ẩn sâu trong rừng già. Năm 2007, Angkor tuy không được công nhận là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới mới nhưng Angkor vẫn là một di tích thuộc về cả nhân loại. Trong năm 2007, tổng thu du lịch từ Angkor lên tới 2 triệu USD, người dân Siêm Riệp rất tự hào và họ cũng “tự phong” thị trấn của mình là thành phố. Cho đến nay, các công trình xây dựng trong thành phố đều được quy hoạch, không được cao quá 60m (65m là chiều cao của tòa tháp Angkor cao nhất), và tất cả đều được lợp ngói.

image004286429

angkor co kinh 2

image001289429

Để vào thăm khu di tích này, bạn mua vé $20 từ ngoài cửa, trên vé có chụp lại mặt bạn, tránh trường hợp vé được truyền tay nhau. Cố gắng giữ vé thật cẩn thận trong suốt hành trình vì nếu không bạn sẽ bị phạt $100 (quy vào tội đi lậu vé) + $20 mua vé khác đấy.

Đền Angkor Thom được vua Jayavarman VII xây dựng sau Angkor gần 100 năm. Kiến trúc Angkor được minh hoạ rõ nét nhất trên ngôi đền Bayon, ngôi đền khổng lồ có 200 bức phù điều mô tả hình đầu người với nụ cười bí hiểm. Giữa quang cảnh đổ nát, đi quanh những tảng đá lớn nằm ngổn ngang ở đền Bayon, nhìn lên mọi hướng, du khách lúc nào cũng như cảm nhận được nụ cười Bayon. Có tổng cộng 256 gương mặt đá trên 54 tháp nhìn khắp hướng ở đền Bayon. Điều này tượng trưng cho việc nhà vua có thể từ kinh đô của ngài nhìn ra khắp đất nước và thần dân. Vua Jayavarman theo tương truyền là vị vua được người dân vô cùng yêu mến. Các pho tượng của người cho đến bây giờ có đặc điểm là đều cụt hai tay. Người ta có hai cách giải thích: Hoặc là bức tượng đầu tiên của người bị mất hai tay nên họ vẫn giữ như vậy sau này; cũng có người cho rằng vua Jayavaraman VII mắc bệnh cùi.

image007284429

Các cổ vật còn lại ở đây phần nhiều là cổ vật giả hoặc không lành lặn. Cổ vật thật đã bị thất lạc rất nhiều từ sau thế kỷ XIX bởi những người săn đồ cổ và khách du lịch, cộng với sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương. Khi tới thăm Angkor Thom, bạn có thể thấy rất nhiều quốc gia đăng ký vả đang trùng tu lại ngôi đền này, Nhật, Indonexia… nhưng nhìn là biết ngay đồ thật và đồ trùng tu bởi màu đá 1,000 năm tuổi khác hoàn toàn với màu đá mấy chục năm. Toàn bộ đá của ngôi đền này đều được làm bằng đá ong và đá sa thạch, nhờ sức người và sức voi tạo nên.

image008283729

Các nét điêu khắc trong đền Angkor Thom cho thấy sự xuất hiện từ rất sớm của người Hoa tại nơi đây. Bạn sẽ sự phân biệt qua nét khắc họa người Campuchia tai dài, người Hoa búi tóc, để râu; còn người Champa để tóc dài. Dọc theo hai bên tường khắp ngôi đền, có thể thấy cuộc sống của Campuchia thời bấy giờ, từ đời sống của tầng lớp giàu có qua cảnh lên xe xuống kiệu, cổ đeo dây chuyền; cho tới đời sống của những người cùng khổ, làm thân trâu ngựa. Sự sung túc đủ đầy về nông sản cuả Campuchia thể hiện qua cảnh thức ăn đủ đầy (thịt nướng cả xiên, heo quay cả con…), gia súc nuôi khắp nơi. Đặc biệt, các trận chiến quyết liệt tàn khốc với quân Chăm pa và những người Campuchia bị bắt làm nô lệ trên chiến thuyền Chăm được chạm khắc ở rất nhiều bức tường đá. Người ta còn thấy được rõ ngày xưa khi đi đánh trận, các chiến binh mang theo cả vợ con và lương thảo, chết cùng chết, sống cùng sống… Bắt gặp ở một góc tường nào đó hình ảnh bệnh viện phụ sản đơn sơ mô tả cảnh một người thiếu phụ chuẩn bị sinh nở…

image011281829

theo Internet

BÀI VIẾT KHÁC

Thông Tin Tư Vấn

Vui lòng điền chính xác thông tin
để được đội ngũ Du lịch Hoàn Mỹ hỗ trợ tốt nhất