Nói tới Huế thì ngoài phong cảnh thiên nhiên hữu tình bình yên ngọt ngào sâu lắng. Chắc không thể nói đến những món bánh ngon có truyền thống từ hàng ngàn năm trước. Có lẽ nơi đây ngày xưa dưới mọi thời đại vua chúa cộng với sự hiền hòa hiếu thảo của con người với đất trời,với mọi tầng lớp con người trong xã hội. Sự công phu cần cù tỉ mỉ rất tinh tế của những người dân xứ Huế.Đã chế biến tạo ra những món ngon lưu truyền mãi mãi trong tâm hồn của con người.
Bánh nậm là món ẩm thực đặc trưng và cũng là món ngon trên mâm cỗ ngày lễ ngày tết và cả những ngày giỗ ông bà cha mẹ. Để tỏ lòng biết ơn và sự hiếu thảo của mình.
Ngày xưa .Bánh nậm truyền thống được làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong không như sự thay đổi bây giờ có thể gói bánh bằng lá chuối Sứ.
Để làm được món bánh Nậm ngon nức lòng người này. Người ta ngâm bột gạo với nước chà hoặc say thật nhuyễn, vớt lên để thật ráo. Đem bột gạo này cho ít nước rồi đun sôi. Chuẩn bị đầy đủ lá dong, hoặc lá chuối lau sạch, cho chừng một muỗng nhỏ bột lên lá. Cho nhân lên giữa mặt bột rồi gói lại theo hình chữ nhật, phải gấp thật khéo tay đó nha. Không thì bột bánh nhân bánh chảy ra ngoài ai ơi.
Nhân tôm thì được chế biến công phu. Tôm đồng phải lột hết vỏ, chà muối cho sạch, đem băm nhỏ và đảo đều trên chảo dầu ăn được phi thơm bằng hành tím băm nhỏ. Sau đó, nêm gia vị vừa ăn, xào đến khi khô thì lấy xuống, cho vào cối, giã cho tơi ra. Giã xong bỏ lại vào chảo, để lửa nhỏ, chà cho tôm tơi, bong đều.
Khi gói bánh, xếp một lá (cỡ lớn hơn bàn tay một chút thôi nha) nằm dọc phía dưới, một lá nằm ngang phía trên, thoa dầu ăn lên lá để bột dính lá, rồi múc một muỗng bột vào, trải ra hình chữ nhật, nhân tôm bỏ theo chiều dọc. Xếp hai lá lại, bẻ thành hình chữ nhật, dùng muỗng chà nhẹ lên bánh cho bột mỏng đều. Gói xong, bỏ bánh vào nồi, hấp khoảng 15 phút là được rồi ai đó ơi…
Nhẹ tay lột bánh ra, trải lên đĩa, nhớ để nguyên lá gói khỏi mất công phải đi rửa tay khi ăn xong, mùi của lá sẽ giúp người ăn đỡ ớn (ngấy). Múc nước mắm mặn tưới đều lên bánh, lấy thìa tre lóc ra, gấp thành miếng vuông vức. Bỏ vào miệng, nhớ đừng nhai vội để thưởng thức cảm giác bột gạo tan đều ra, thấm sâu vào từng thớ lưỡi, béo ngậy, thơm lừng, ngọt lịm… làm cong cả bờ môi ai đó.
Chu cha. Cắn từng miếng bánh nhỏ,lưỡi như đung đưa theo từng thớ bánh trong miệng. Vừa béo béo lại dẻo dẻo thì chẳng khác gì vừa ăn vừa ngậm mà nghe điều dịu ngọt của bánh. Vị cay nồng của mắm ớt làm môi lưỡi như nức nở ngậm ngùi ai ơi.
Bánh nậm mùa nào cũng có bày bán, nhưng ngon nhất vẫn là quán Mụ Ngọc (bà Ngọc) theo cách gọi địa phương của người Huế là mấy bà lớn tuổi thường gọi là Mụ. Bên hồ sen Tịnh Tâm ngào ngạt hương đưa. Người với người nồng nàn trong dĩa bánh Nậm. Chao ôi! Vừa tình tứ với bánh vừa được thưởng thức dẻo mềm của bánh Nậm bên ai đó thì lãng mạn quá chừng chừng đi thôi… vừa ăn vừa ngậm mà nghe những hương vị đậm đà rất chi Huế. Thì bảo đảm một ngày xa quê. Món bánh Nậm ngày nào vẫn còn ấp ủ thổn thức trong lòng ai đó, khó có thể mà quên.
Bởi ai đó có ví von rằng:
“Bánh Nậm ăn ngậm mà nghe”
Như thể đang nghe một câu vè của trò chơi Lô Tô dịp tết năm nào…
“…lẵng lặng mà nghe…nghe tôi hô con cờ ra. Cờ ra con mấy,con mấy gì đây? Vừa dẻo vừa mềm, từng như một nỗi nhớ dịu êm trong đêm chúng mình. Chung tình biết mấy…”
Theo Yume (Du Lịch) – Ngày 21/02/2011