Ấy là chợ Âm Phủ, ngắn nhất Hà Nội. Toàn bộ chợ nằm trên nền của môt bãi tha ma từ thời Pháp thuộc.Chợ thực ra chỉ thành hình mãi sau này, khi môt số người buôn bán dạt từ chợ Hàng Da và Hàng Bè về để tránh bom Mỹ.
Ban đầu, nó là chơ tạm, người mua người bán đều nhanh. Thời chiến cái gì cũng gấp gáp, mà cũng chẳng ai muốn nhấn nhá lâu bên những đống mả làm gì. Rồi chợ tạm đông dần lên. Rồi năm 1982, người ta dựng chợ trên bãi tha ma, lại đặt cho tên mới là 19/12 để kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến. Nhưng dân Hà Nội thì vẫn quen gọi theo tên cũ: Chợ Âm Phủ.
![]() |
Chợ Âm Phủ nhưng không bán đồ âm. Hai thứ nổi tiếng nhất ở đây là thịt chó và rau sạch. Thịt chó thì bán cho người muốn giải đen, còn rau sạch thì bán cho Tây và những quý bà dư dả. Mỗi ngày khoảng 5 đến 10 tạ thịt chó sống theo đường từ Trôi, Nhổn, Phùng về đây. Nhiều người quan niệm ăn thịt chó ở chợ Âm Phủ sẽ giải được hết đen đủi. Trời se lạnh ra chợ nhấp ly rượu với miếng dồi chó, cảm nhận phảng phất mùi hương trầm cầu siêu cho những linh hồn vảng vất đâu đây, thấy những đen bạc trong cuộc đời cũng chẳng có gì là ghê gớm cả.
![]() |
Còn nói đến rau thì phải nhắc tới chuyện vợ chồng cô Sáu. Mới ngày nào lần đầu đặt chân lên đất Hà Nội, ngày gánh rau ra chợ Âm Phủ bán, tối về ngủ trọ ở Láng Hạ mà giờ cửa hàng rau sạch của họ đã khá bề thế. Hỏi sao khá lên nhanh vậy, cô Sáu cười: “Chồng tôi lái xe ôm đầu đường tôi bán rau ở xó chợ. Tôi khấn ông bà ở chợ Âm Phủ cho chúng tôi bán rau, kiếm chút lộc rơi lộc vãi nuôi con học hành. Đời tôi chỉ mơ con có chữ nghĩa cho đỡ khổ.” Trong tiềm thức của cô Sáu cũng như của rất nhiều người Hà Nội, chợ Âm Phủ luôn mang lại điềm lành.
Nguồn: Biethet