Bạn là một Việt kiều Mỹ, bạn đang muốn đi đến hôn nhân với một người ở Việt Nam? Bạn đang cần tìm hiểu các thông tin về điều kiện tài chính bảo lãnh, cũng như chính sách hưu trí như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết này, chắc chắn sẽ giúp ích được cho bạn đấy!
Những lưu ý về điều kiện bảo lãnh khi kết hôn với Việt kiều Mỹ
Những người sinh từ 1960 trở về sau này thì phải 67 tuổi nghỉ hưu mới được nhận đầy đủ hưu trí. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cụm từ “hưởng đầy đủ các khoản hưu trí” vì phải đến độ tuổi đó mới được nhận đầy đủ, nếu nghỉ sớm hơn sẽ bị khấu trừ phần trăm.
Còn nếu cảm thấy “thích làm việc” thì cứ làm hoài, nếu còn sức khỏe. Chứ không ai buộc mình phải về hưu cả, nên có nhiều người làm việc đến ngoài 70, thậm chí đến gần 80 tuổi. Thông thường, những người muốn làm việc sau tuổi hưu trí thường chọn công việc bán thời gian vừa thích hợp với sức khỏe, lại vừa có thời gian vui chơi, giải trí.
Ở Mỹ, có nhiều nguồn hưu trí mà người đang làm việc cần đầu tư. Trong đó, 3 nguồn chính yếu là :
401 (k)
Quỹ an sinh xã hội
Khoản hưu của chủ nhân: có thể là chính quyền liên bang, tiểu bang hay các công ty lớn
Nhiều người làm việc lâu năm, đến khi hưu trí có thể nhận khoản tiền bằng từ 80% và đôi khi gần bằng mức thu nhập khi họ còn đang làm việc.
Các thủ tục và thông tin bảo trợ tài chính bạn nên biết
Về bảo trợ tài chính, trên nguyên tắc, người bảo lãnh phải bảo đảm rằng “người thụ hưởng” – tức người được bảo lãnh, sẽ không là gánh nặng cho công quỹ Hoa Kỳ. Người bảo lãnh phải kê khai các mẫu bảo trợ tài chính như I-134, I-864 và cung cấp chứng cứ về khả năng tài chính của mình bao gồm :
Tài khoản ngân hàng
Thu nhập do chủ nhân cấp
Nếu tự kinh doanh thì bản sao hồ sơ khai thuế mới nhất
Nếu người chồng của bạn thuộc dạng thu nhập thấp và không thể đáp ứng mức thu nhập tối thiểu, được quy định theo số người trong gia đình. Ví dụ với 48 bang nội địa Mỹ, trừ 2 bang Alaska và Hawaii, nếu gia đình gồm 2 người thì mức thu nhập tối thiểu của người bảo lãnh là 12.120 USD / năm để điền đơn bảo trợ tài chính Affidavit of Support mẫu I-864 trước khi bạn được điều chỉnh qua dạng thường trú nhân – tức có thẻ xanh.
Sau khi đã đến Mỹ, bạn cũng có thể xin giấy phép đi làm và chồng bạn có thể kê khai bao gồm cả thu nhập của bạn. Nếu như hai người cùng chung sống trong 6 tháng. Vì trong thư, bạn không cho biết là anh ấy đã có quốc tịch hay chưa.
– Trường hợp đã nhập tịch bạn có thể đi theo 1 trong 2 diện:
Diện K-1: nếu qua tới Mỹ rồi mới làm đám cưới trong vòng 90 ngày
Diện K-3:Vnếu đã có hôn thú với nhau và khi đến Mỹ thì bạn có thể xin đi làm ngay
– Trường hợp chưa nhập tịch và là thường trú nhân thì thời gian bảo lãnh lâu hơn nhiều.
Theo Lê Đình Bì
Nguồn báo TNTS