Quá trình phỏng vấn visa trung bình chỉ kéo dài khoảng 3 phút. Vì thế, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói ngắn gọn, thuyết phục. Theo kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ, tự tin, đừng che giấu sự thật hoặc nói dối là bí quyết giúp tăng tỉ lệ đậu visa.
3 yếu tố quan trọng giúp tăng cao tỷ lệ đậu phỏng vấn du học Mỹ
Các nhân viên bộ phận lãnh sự của Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ để dễ dàng xác định được liệu người được phỏng vấn đang nói thật, hay không về việc xin thị thực của họ.
Những kinh nghiệm phỏng vấn visa Mỹ tăng tỷ lệ đậu visa cao (ảnh minh họa)
Phỏng vấn du học Mỹ cần những gì?
Muốn đạt kết quả tốt khi phỏng vấn du học Mỹ, bạn phải làm hài lòng các nhân viên lãnh sự ở 3 điểm sau:
- Cán bộ lãnh sự Mỹ khi phỏng vấn du học Mỹ sẽ xem xét nền tảng giáo dục và kế hoạch của bạn, nhằm đánh giá xem bạn có khả năng đến đâu trong việc vào học và trụ lại tại trường cho tới khi tốt nghiệp.
- Nếu bạn được yêu cầu tham gia phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về lý do bạn chọn một trường đại học Mỹ cụ thể, chuyên ngành dự định của bạn và kế hoạch nghề nghiệp của bạn.
- Hãy mang theo lý lịch học tập tại trường, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT hoặc TOEFL, nếu trường của bạn yêu cầu phải có các điểm thi này. Cũng như bất kỳ thứ gì khác chứng tỏ cam kết học tập của bạn.
Bạn có khả năng trang trải cho việc học của mình hay không?
Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Hướng dẫn trả lời phỏng vấn du học Mỹ thông qua mẫu đơn I-20 của bạn sẽ liệt kê cách thức bạn chi trả các chi phí của mình ra sao. Bạn phải liệt kê được ít nhất là cho năm học đầu tiên.
- Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng tỏ người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền học phí du học của bạn. Cơ hội nhận được visa sẽ cao hơn khi cha mẹ tài trợ cho việc học của bạn.
- Nếu là người khác không phải cha mẹ tài trợ, bạn cần giải thích quan hệ đặc biệt của bạn với người này. Nhằm mục đích để biện minh cho việc người tài trợ sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đô la cho việc học của bạn.
- Hãy cung cấp cho các nhân viên lãnh sự những bằng chứng vững chắc về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và con số thu nhập. Điều này giúp cán bộ lãnh sự yên tâm rằng học phí du học tại Mỹ sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian 4 năm bạn học.
- Nếu nguồn thu nhập của người tài trợ cho bạn từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như lương, hợp đồng, trang trại, tài sản cho thuê, các khoản đầu tư… thì hãy đề nghị người tài trợ viết một lá thư liệt kê và chứng minh bằng tài liệu từng nguồn thu nhập một.
Bạn có muốn ở lại Mỹ sau khi du học hay không?
- Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ thuyết phục được cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó.
- Nếu bạn đi học theo một thị thực J-1, người ta sẽ áp dụng quy định “2 năm”, theo đó bạn không thể xin thị thực nhập cư vào Mỹ cho tới khi bạn đã sống hai năm ở đất nước mình sau khi hoàn thành việc học tập tại Mỹ.
Tóm lại: Bạn phải đủ khả năng chứng tỏ rằng những lý do khiến bạn trở về Việt Nam mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại sau khi du học Mỹ. Cũng như bạn phải chứng minh được đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, gia đình và xã hội đối với nơi cư trú của mình để đảm bảo rằng việc bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Như vậy, xin visa khi phỏng vấn du học Mỹ không còn là việc quá khó. Điều này phụ thuộc vào chính bạn đấy.