Mỹ là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, chính sách thu hút, ưu đãi nhân tài và đa chủng tộc. Từ các lý do đó, Mỹ trở thành điểm đến hàng đầu của du học sinh các nước. Vậy chương trình học ở Mỹ có khó không? Cùng tìm hiểu về các chương trình học tại Mỹ nhé!
Chương trình du học ở Mỹ có thật sự khó không?
Theo số liệu từ Viện Giáo dục quốc tế Việt Nam viết tắt là IIE, có hơn 4.000 trường cao đẳng, đại học đang hoạt động tại Mỹ với gần 600 ngành học. Việt Nam hiện là quốc gia có số du học sinh đứng thứ hai tại Mỹ. Do vậy, chọn được ngành học và ngôi trường thích hợp đã không phải là chuyện dễ dàng, bên cạnh đó chương trình học ở Mỹ có khó không còn là thắc mắc của nhiều bạn học sinh.
Du học sinh tại các trường đại học Mỹ
“Du học sinh cần biết dung hòa nhu cầu, ý thích và khả năng của mình thì mới có thể chọn được môi trường học tập tốt nhất”, bà Helen Huntley – ;Giám đốc IIE tư vấn.
Bà Helen Huntley cho biết: Tất cả các trường ở Mỹ đều có website, giới thiệu chi tiết về trường. Qua đây các tân sinh viên tương lai có thể tìm hiểu chương trình học ở mỹ có khó không? Từ đó, chọn được ngôi trường tốt. Ngoài ra, sinh viên cần biết:
Quy mô của trường
Các chứng nhận kiểm định chất lượng do các tổ chức nhà nước cấp
Xem xét kỹ khả năng tài chính của bản thân
Song song với chọn trường, việc chọn vùng miền để học tập tại Mỹ bên cạnh các kinh nghiệm du học Mỹ cũng quan trọng không kém. “Vì không chịu được băng tuyết, đã có vài sinh viên Việt Nam phải chuyển trường. Việc này sẽ không xảy ra, không làm mất thời gian của sinh viên. Nếu họ quan tâm ngay từ khi có ý định sang Mỹ du học”, bà Helen Huntley chia sẻ.
Chương trình học ở Mỹ như thế nào?
Hệ thống giáo dục sau phổ thông trung học của Mỹ cũng tương tự như ở Việt Nam: chương trình đào tạo bậc cao đẳng thường kéo dài hai năm, bậc đại học là bốn năm. Trường công lập thường được phân biệt với trường tư thục bằng khái niệm cộng đồng (state).
So sánh học phí giữa trường công lập cộng đồng và trường tư thục
Học phí ở các trường tư thục thường đắt gấp đôi ở các trường cộng đồng. Để tiết kiệm chi phí và ít phải cạnh tranh hơn, du học sinh các nước thường chọn giải pháp học hai năm tại bất kỳ trường cao đẳng cộng đồng nào. Sau đó xin chuyển tiếp lên học đại học hệ bốn năm.
Tuy nhiên, không phải trường đại học nào cũng nhận sinh viên quốc tế chuyển tiếp. Do đó, nếu chọn giải pháp này, sinh viên cũng phải tìm hiểu trước danh sách các trường đại học đồng ý tiếp nhận sinh viên chuyển tiếp.
Chuẩn bị hồ sơ khi đăng ký chương trình học
Theo thống kê của IIE Việt Nam, hiện có khoảng 690.000 sinh viên các nước đang học tập tại Mỹ. Chính vì có quá nhiều người muốn được học ở Mỹ nên thủ tục xin cấp visa vào Mỹ du học chẳng dễ dàng chút nào.
Nhiều chuyên gia tư vấn cho rằng, thời gian chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ ít nhất phải một năm trước thời gian nhập học dự kiến. Bởi ngoài các giấy tờ cần thiết, phí làm hồ sơ du học Mỹ, du học sinh sẽ phải trải qua một số kỳ thi, tùy theo yêu cầu của trường, như: TOEFL, SAT hoặc ACT, GRE, GMAT…
Bà Nga Phạm, đại diện tuyển sinh Trường Cao đẳng cộng đồng Highline, Mỹ, cho biết, với thủ tục xin visa du học Mỹ, lần phỏng vấn đầu tiên thường có vai trò quyết định. Chỉ cần trượt phỏng vấn một lần, những lần tiếp theo sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Mẹo phỏng vấn xin visa du học Mỹ – Chương trình du học Mỹ có khó không?
Khó khăn như thế nên hầu hết các chuyên viên tư vấn du học đều khuyên du học sinh phải chuẩn bị hồ sơ thật hoàn hảo ngay trong lần đầu xin visa.
“Tốt nhất là trong khi đối thoại, người được phỏng vấn nên trực tiếp trả lời các câu hỏi của nhân viên sứ quán. Điều này cho thấy thái độ chủ động và sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống mới”, bà Nga Phạm chỉ dẫn.
Theo bà Nga, một số trường đại học, cao đẳng của Mỹ đã chọn đối tác riêng tại Việt Nam. Để thủ tục trở nên đơn giản hơn, sinh viên, học sinh có thể tìm kiếm thông tin tại các đơn vị được ủy quyền này.
Tự làm phần giới thiệu bản thân khi đăng ký chương trình học ở Mỹ có khó không?
Bên cạnh thủ tục xin visa, để trả lời tiếp cho thắc mắc chương trình học tại Mỹ có khó không thì bạn phải viết tiểu luận và đơn xin nhập học. Đây cũng được xem là một trong những trở ngại lớn mà sinh viên buộc phải vượt qua.
Theo quy định của các trường, sinh viên muốn được nhận vào học phải biết giới thiệu bản thân, đề đạt nguyện vọng, nhu cầu… của mình. Dựa trên bản giới thiệu này, trường sẽ xem xét có nhận hay không.
Tại Mỹ có khá nhiều trường tỷ lệ học viên được nhận chỉ là 15%. Do vậy, để nhận được giấy đồng ý từ phía nhà trường, du học sinh phải biết cách thể hiện bản thân để có thể vượt qua những ứng cử viên khác.
Theo bà Helen Huntley, việc này cũng khá đơn giản, chỉ cần bài tiểu luận có nội dung hấp hẫn, có tính sáng tạo và được ứng viên trình bày một cách lôi cuốn thì không khó thành công.
Nam Khuê
Ngày 18/04/2011