Với hơn 3.500 trường đại học đào tạo 500 ngành khác nhau. Chính vì thế, quốc gia này trở thành đất nước nhiều sinh viên du học Mỹ chọn lựa để học tập và phát triển nghề nghiệp.
Rào cản lớn nhất đối với sinh viên du học Mỹ hiện nay là gì?
“Xin cho phép em trả lời bằng tiếng Việt”. Sau câu nói này, Thanh Tâm đã bị nhân viên lãnh sự quán Mỹ trả hồ sơ lập tức mà không cần xem qua. Bởi, “Nếu không rành tiếng Anh thì làm sao bạn du học ở Mỹ?!”. Như vậy, dù cho “sinh viên Mỹ” đã chọn được trường và có nguồn tài chính dồi dào nhưng không vượt qua cửa ải visa du học Mỹ thì gần như mộng ước du học sẽ khó thành.
Những điều cần lưu ý dành cho sinh viên du học Mỹ.
Phần nhiều trong số du học sinh Việt Nam ở Mỹ theo học bậc đại học hay sau đại học. Mỗi năm, số sinh viên ở Mỹ ngày một tăng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp không được nhận visa du học Mỹ. Vì các em không thể hiện rõ cho nhân viên phỏng vấn thấy:
Năng lực học tập
Khả năng tài chính của mình
Lời cam kết về nước sau khi kết thúc chương trình học
Theo các chuyên gia tư vấn, học sinh đừng để rớt oan uổng ở khâu then chốt này. Các em phải thuyết phục nhân viên muc đích mình đi học bằng tiếng Anh tương đối lưu lóat, đồng thời chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, để nếu được hỏi đến đâu thì các em mang ra cho ngừơi phỏng vấn xem.
Để trở thành sinh viên du học Mỹ cần chuẩn bị những gì?
Du học Mỹ từ lâu nay đã là cụm từ “nóng” trong ngành giáo dục du học. Nhưng để chọn được trường phù hợp với mỗi người thì không phải là điều dễ dàng. Hãy cùng tham khảo những tiêu chí cần chuẩn bị đi du học Mỹ nhé!
Sinh viên nên chọn trường như thế nào?
Đại học tư thục có học phí cao hơn đại học công lập. Khi chọn trường, nên dựa vào chương trình đào tạo và uy tín của trường. Những sinh viên còn đang phân vân chưa biết chọn ngành nào thì một số trường cho phép đăng ký ngành học mở. Những trường đại học có tiếng tăm sẽ có rất nhiều học sinh giỏi nộp hồ sơ vào trường. Hệ thống các trường sau bậc học phổ thông của Mỹ gồm:
Các trường đại học của tiểu bang (state university)
Các trường đại học tư thục (private university)
Các trường cao đẳng cộng đồng (community college)
Các trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề.
Nên cân nhắc về kết quả học tập, điểm số các kỳ thi. Đặc biệt, cố gắng lấy thêm bằng SAT làm “ưu thế”. Luật Mỹ không cấm đăng ký nhiều trường, một học sinh có thể xin học 5 -10 trường ở thứ hạng khác nhau. Theo các chuyên gia, danh sách xin học có thể bao gồm 2 trường “top”, 2 trường hạng trung và 2 trường kém hơn để cho “ăn chắc”.
Điều quan trọng không kém là sinh viên du học Mỹ phải chọn đúng trường đã được kiểm định chất lượng. Nếu trường bạn đăng ký được cấp chứng nhận khu vực, thì trường đó ít nhất cũng đảm bảo chất lượng tối thiểu.
Từ lúc bắt đầu nhận hồ sơ đến khi nhập học là khoảng 1 năm, nghĩa là nếu sinh viên du học Mỹ nộp hồ sơ từ tháng 10 năm nay thì tháng 9 năm sau thì mới bắt đầu học. Hầu hết các trường có bạn nộp hồ sơ sớm là tháng 11, 12 và hạn thông thường là tháng 1 hoặc 2. Nếu nộp càng sớm hồ sơ thì cơ hội được nhận vào học và có hỗ trợ tài chính tốt sẽ cao.
Chuẩn bị hồ sơ du học như thế nào?
Phần lớn các trường đều chấp nhận mẫu đơn xin học từ trang web của trường hoặc nhận đăng ký trực tiếp qua internet. Hồ sơ sinh viên du học Mỹ sẽ bao gồm:
– Đơn xin học kèm theo bài luận
– Bảng điểm của trường đã học
– Điểm các kỳ thi chuẩn hóa:
- TOEFL (Test of English as a Foreign Language)
- TSE (Test of Spoken English)
- GRE (Grasuate Record Examination)
- GMAT (Graduate Record Admission Test)
- MCAT (Medical College Admission Test)
– Bản kê khai tài chính: sinh viên phải chuẩn bị tài chính bằng cách chuyển tiền cho học phí, chi phí đi lại, phí bảo hiểm y tế… vào một tài khoản ở Mỹ
– Thư giới thiệu của thầy cô hoặc những người có uy tín
– Đơn xin trợ cấp tài chính nếu học sinh cần trợ cấp hay học bổng
– Lệ phí tuyển sinh
Làm gì tiếp theo khi nhận được thư chấp nhận vào học?
Khi nhận được thư chấp nhận vào học, hầu hết các trường yêu cầu học sinh thực hiện chuẩn bị các giấy tờ du học Mỹ sau:
Điền vào mẫu khai I-20 hoặc DS-2019 do trường gửi
Hầu hết trường yêu cầu trước một khoản cọc
Điền vào mẫu khai SEVIS I -901 trực tuyến
Thanh toán 100 USD lệ phí SEVIS
Sinh viên du học ở Mỹ có thể xin thị thực tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hay Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM.
Chi phí khi du học tại Mỹ là bao nhiêu?
Chi phí du học Mỹ tiết kiệm cho quá trình học tập và sinh hoạt thay đổi tùy theo thành phố, tiểu bang, cụ thể mức trung bình như sau:
– Cao đẳng 2 năm: 10.000 – 15.000 USD
– Đại học công lập 4 năm: 20.000 – 30.000 USD
– Đại học tư thục 4 năm: 30.000 – 40.000 USD
Sinh viên có được hỗ trợ tài chính?
– Fellowship: sinh viên được hỗ trợ tòan bộ tiền học phí, có thể bao gồm cả chi phí sinh hoat. Tuy nhiên, học bổng kiểu này rất ít, một khóa chỉ có 2 đến 3 suất.
– Scholarship: thông thường từ 5.000 đến 10.000 USD
– GA – Graduate Assistantship, TA – Teaching Assistantship, RA – Research Assistantship: là dạng học bổng mà sinh viên phải làm việc cho trường hoặc cho giáo sư. Nếu làm Full time 20 giờ/ tuần thì sinh viên được trường chi trả toàn bộ học phí, nếu làm part time 10 giờ/ tuần thì được trả một nửa học phí.
– Student loan: Trường cho sinh viên vay tiền đi học, học xong ra trường kiếm việc và trả nợ. Thường thì sinh viên quốc tế muốn vay phải có người bảo lãnh (cosignor), riêng các trường lớn và uy tín thì họ không đòi hỏi người bảo lãnh. Sinh viên phải bắt đầu trả nợ sau khi tốt nghiệp được 6 tháng. Thời hạn vay có thể là 10 cho đến 20 năm.
– Sinh viên du học Mỹ có thể tìm hiểu các nguồn tài chính cho vay của các tổ chức Việt Nam hay Mỹ.
Theo SGGP