“Quả táo lớn” là tên thân mật của thành phố New York. Nhưng nguồn gốc của biệt danh này không được rõ ràng lắm. Có nhiều cách giải thích liên quan đến biệt danh “Quả táo lớn”. Hãy cùng Du lịch Hoàn Mỹ tìm hiểu ý nghĩa của tên gọi này nhé!

Biệt danh “Quả táo lớn” của New York và những điều thú vị

Thành phố New York, còn có tên tiếng anh là City of New York hay New York City, viết tắt là NYC. Đây là thành phố đông dân nhất tại nước Mỹ. Ngoài ra, New York còn được biết đến với tên gọi khá đặc biệt “Quả táo lớn“. Khám phá câu chuyện bí mật ít người biết về biệt danh của thành phố này ngay thôi nào!

quả táo lớn - Quang cảnh đường phố tại New York.

Quang cảnh đường phố tại New York.

Nguồn gốc biệt danh “Quả táo lớn” của New York

Trong một lần đi du lịch New York, tôi được nghe có người nói rằng, biệt danh “Quả táo lớn” hay “Big apple” của New York Mỹ xuất phát từ những người bán táo dạo ở lề đường trong thời kỳ suy thoái kinh tế ở Mỹ.

Mặc khác, có người cho rằng, “Quả táo lớn” liên quan đến hộp đêm Harlem và điệu múa nổi tiếng những năm 1930 ở Mỹ. Thậm chí, có cả một cách giải thích kỳ lạ bằng cách gán cái tên “Trái táo lớn” với một mụ tú bà khét tiếng ở thế kỷ thứ 19.

Những năm 1930 và 1940, các nhạc sĩ nhạc Jazz hầu như đã đưa thuật ngữ “Quả táo lớn” vào việc giao tiếp. Vào năm 1940, nếu một nhạc sĩ Jazz nói rằng ông có một hợp đồng biểu diễn ở “Big apple”.

Có nghĩa, ông có một hợp đồng biểu diễn đáng được ao ước nhất so với các nơi. Đó là Manhattan, nơi mà thính giả có trình độ thưởng thức, thời trang và phóng khoáng nhất nước Mỹ.

Thế hệ các nhạc sĩ Jazz lớn tuổi cho rằng đó là nhạc sĩ Fletcher Henderson, một trong những nhà hòa âm và nhạc trưởng lớn nhất của ban nhạc Big Band trước đây. Tuy nhiên, những giải này không thuyết phục lắm vì không có dẫn chứng bằng tài liệu.

Thời đó, New York có hơn bốn vòng đua kế cận. Vì vậy, cần phải có hơn ba tạp chí thể thao để đăng tin. Đó là các tờ báo:

  • Nhật báo Thế thức đua: vẫn tồn tại đến ngày nay

  • Tờ Ngựa đua

  • Tờ Điện tín New York buổi sáng

Có một nhà báo phụ trách chuyên mục đua ngựa là John J. FitzGerald – đã làm việc cho tờ Điện tín buổi sáng hơn 20 năm. Một nhà báo khác, Joe Zito hồi tưởng về John FitzGerald như sau: “Vào đầu thập niên 1930, tôi nhận việc làm đầu tiên.

Một phần công việc trong cuộc sống New York của tôi hàng ngày chính là viết lại và đọc bản copy cho tờ Điện tín buổi sáng. Lúc đó, tờ Điện tín đặt ở đường 24 phía tây. Bây giờ, vị trí này là một phần của bãi đậu xe của khu đại phức hợp Penn South”.

Chúng tôi gọi John FitzGerald là Jack – tác giả chuyên mục cho tờ báo đó, ông viết về các cuộc đua của bang New York. Vào lúc đó, cùng với Belmont Park và Aqueduct, còn có cả vòng đua Jamaica, vòng thành phố New York ở Yonkers và trường đua Saratoga. Jack là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Trái táo lớn” trong việc xuất bản.

Jaek đã sử dụng nó rất lâu, có lẽ đến 10 năm trước khi tôi bắt đầu làm báo. Ông ấy đã gọi trang báo của mình là “xung quanh Trái táo lớn”. Jack giải thích cho chúng tôi, ông đã nghe biệt danh đó từ những cậu bé nài ngựa da đen, làm việc ở trường đua ngựa tại New Orleans.

Đó là những cậu bé đã theo sau những con ngựa đến những vòng đua nhỏ ở New Orleans và những vòng đua ở vùng phía Đông và Trung Tây nước Mỹ. Các cậu bé đã rất vui mừng khi được đến và thận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc New York hào phóng: “Trái táo lớn? Đó là giấc mơ của môi cậu bé từng bước một chân lên con ngựa nòi và đích đến của các nài ngựa. Chỉ có một Trái táo lớn! Đó là New York!”. New York Mỹ là thành phố rất lớn và chứa đầy các cơ hội đối với họ. Chính vì vậy mà những cậu bé đó đã gọi New York là “Trái táo lớn”.

Thật vậy, vào những năm 1920, các vòng đua ngựa tại New York ở thời kỳ thịnh vượng. Vì vậy, việc đến làm việc ở các vòng đua ở New York giống như là một điều thú vị, một mơ ước đối với các cậu bé da đen. “Quả táo lớn” là cách hình dung bóng bẩy của các cậu bé để chỉ New York.

Những thăng trầm lịch sử

Vào khoảng thập niên 1930 và 1940, mặc dù bắt nguồn từ những trường đua, thuật ngữ “Trái táo lớn” đã trở nên liên quan chặt chẽ với tình hình nhạc Jazz của thành phố. “Quả táo lớn” được đặt tên cho một hộp đêm nổi tiếng ở đương thứ 135 phía tây và đại lộ thứ 7 ở Harlem.

Một nhóm múa theo phong cách sôi động xuất xứ từ phía nam cũng lấy tên “Trái táo lớn”. Nhóm này đã trở thành một hiện tượng lớn tại đại vũ trường Savoy của Harlem và nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc.

quả táo lớn -  Hình ảnh trắng đen về

Hình ảnh trắng đen về “Trái táo lớn”

Năm 1938, một bộ phim ngắn mang tên “Trái táo lớn” được công chiếu. Cũng vào năm đó, trong một cuốn sách xuất bản, trưởng ban nhạc Cao Calloway đã dùng thuật ngữ “Trái táo lớn” để chỉ “thành phố lớn, Harlem”. Harlem là vùng lân cận của thành phố New York.

Thuật ngữ “Quả táo lớn” đã được sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng đến thập niên 1970, hầu như nó bị lãng quên. Trước đó, thị trưởng John Lindsay đã đặt tên New York là “Thành phố Vui tươi” – Fun City. Nhưng thành phố đã bị mang tiếng ít nhiều vì đình công, tội phạm đường phố và thỉnh thoảng có những náo loạn.

Do đó, Charles Gillett, Trưởng cục Du khách và Hội nghị New York đã nghĩ đến việc phục hồi “Big apple“. Có lẽ, không gì có thể qua được biểu tượng của sự khôi phục lành mạnh hơn là một trái táo đỏ tròn trĩnh?

Năm 1971, chiến dịch “Tôi yêu New York” của thành phố được tung ra gần cuối nhiệm kỳ của thị trưởng Lindsay. Chiến dịch hoàn tất với một biểu tượng “Trái táo lớn” vui tươi với vô số hình dạng:

  • Cây kim vạt áo

  • Nút

  • Nhãn dán

  • Các túi mua sắm

  • Gạt tàn thuốc lá

  • Cravate

  • Cái kẹp cravate

  • Áo thun “Trái táo lớn”…

Vinh danh

Năm 1994, Charles Gillett đã được tặng huy chương Du lịch vì những cống hiến của mình cho việc phục hồi “Trái táo lớn”. Để vinh danh John FitzGerald, một luật sư và cũng là nhà từ nguyên học Barry Popick đã có những vận động lớn.

Cuối cùng, năm 1997, một bảng tên đường “Quả táo lớn” được gắn ở Broadway và đường thứ 54 phía Tây. Đây là nơi mà FitzGerald cư ngụ từ 1934 cho đến khi ông mất, năm 1963. Cũng có ý kiến cho rằng, có lẽ bảng tên đường đặt ở một vị trí gần văn phòng tờ Điện tín cũ – nơi FitzGerald làm việc – có thể thích hợp hơn.

Như bạn đã thấy, ngoài New York, có phim ảnh, âm nhạc, vũ điệu ăn theo cái tên “Quả táo lớn” Nhưng bất kỳ ai đã yêu mến thành phố du lịch New York, sẽ dễ dàng đồng ý với FitzGerald rằng: “Chỉ có một Quả táo lớn! Đó là New York”.

Huân Liên
Theo Salwen. Wikipedia