>> Nhận xét của khách hàng đi tour Ấn Độ tại Hoàn Mỹ
>> Hình ảnh đoàn khách của DL Hoàn Mỹ tại Ấn Độ
>> Chương trình du lịch Ấn Độ tham khảo

Du lịch Ấn Độ – Cả thế giới đều biết đến cuộc xâm lăng tàn bạo của quân đội Trung Quốc, kéo dài từ năm 1950 đến năm 1959, họ đã chiếm hoàn toàn Tây Tạng, một nước láng giềng có chủ quyền. Chưa kể năm 1962, họ cũng đã tiếp tục gây hấn với Ấn Độ bằng một cuộc chiến tranh biên giới với 20,000 quân vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn đổ bộ vào một cao nguyên có tên là Aksai Chin thuộc Ấn Độ mà Trung Quốc nhất định tranh cãi đó là lãnh thổ của mình.

 
dharamsala_06
Cao nguyên Aksai Chin
Sau biến cố 1959, nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 đã rời quê hương cùng với hơn 80,000 người dân Tây Tạng và hiện nay có hơn 1,5 triệu người Tây Tạng đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Hơn 50 năm qua người Tây Tạng sống ở Trung quốc và nước ngoài không ngừng tranh đấu cho một quốc gia Tây Tạng tư do, gìn giữ phát huy văn hóa Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng, ngôn ngữ, lối sống Tây Tạng
Những giá trị văn hóa và tâm linh quý báu ấy, chính quyền Trung Quốc muốn bôi xóa, đồng hóa, tiêu diệt, đó là sự nguy hiểm mà Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã cảnh báo nhiều năm nay.
Chúng tôi đến thăm Viện Bảo Tàng Tibet ở Dharamsala, không thể cầm được nước mắt khi xem những chứng tích, hình ảnh, câu chuyện về cuộc chiến tranh vệ quốc, cuộc trường chinh đi tìm tự do đầy gian nan, đẫm máu và nước mắt của người Tây Tạng.
 
dharamsala_07
Viện Bảo Tàng Tibet
Người Tây Tạng quen sống với thiên nhiên khắc nghiệt của gió, nắng và tuyết. Hàng bao thế kỷ đã qua, băng qua núi cao, vực sâu là cuộc hành trình không mỏi mệt đã hình thành lịch sử và tính cách kham nhẫn của Người Tây Tạng.
Họ thường chọn mùa đông để vượt qua dãy Himalaya đến biên giới hai quốc gia láng giềng là Nepal và Ấn Độ. Họ chịu lạnh rất giỏi nên tuyết rơi, sông hồ đóng băng lại là “thiên thời”, giúp họ đi lại dễ dàng hơn là phải đối mặt, chịu đựng với những cơn bão cát ở sa mạc vào mùa hè.
Có những cuộc vượt biên không thành, họ bị tra tấn, đánh đập, cầm tù, sát hại. Đây là câu chuyện về một nhà báo nước ngoài phỏng vấn một tu sỹ Tây Tạng sau khi vị này trải qua nhiều lần bị bắt, tra tấn, vượt qua bao hiểm nguy, gian khổ cuối cùng đã đặt chân đến Nepal.
Nhà báo : Trong cuộc hành trình đầy hiểm nguy,gian khổ đến gần cái chết như vậy, ông có sợ không, và điều gì làm ông lo sợ nhất ?( hỏi )
Có, tôi có sợ và điều làm tôi lo sợ nhất là đánh mất lòng từ bi đối với những người đã sát hại tôi, đồng bào tôi. ( trả lời )
” Nỗi lo sợ đánh mất lòng từ bi đối với kẻ thù ”
Bạn nghĩ sao về câu trả lời từ một trong những người con của đất nước Tây Tạng lưu vong đã đi qua bao nhiêu “tầng địa ngục” mà không đánh mất đi lòng thương người, không mất đi cái mà ta thường nói ” Nhân chi sơ tính bản thiện “?
Lịch sử của các quốc gia thường tồn tại trên quy luật : mạnh được yếu thua.
Tây Tạng bây giờ không còn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, mà chỉ là một tỉnh, một khu tự trị của Trung Quốc. Người Tây Tạng đã thực sự mất quê hương.
Ngài Đạt Lai Lạt Ma không còn ở trên quê hương huyết thống của Ngài, nhưng quê hương tâm linh của Ngài đã rộng mở rất nhiều. Vạn pháp do Tâm. Những bước chân của Ngài và các đệ tử của Ngài đã đến với hơn 40 quốc gia để cảnh báo về đất nước Tây Tạng đang bị đồng hóa, tiêu diệt một cách tinh vi và trên hết là để truyền bá đạo Phật. Giống như con chim bay trong bầu trời bao la trên đôi cánh Từ bi và Trí tuệ, Ngài đến với tất cả những ai dù là theo Phật giáo, khác hoặc không theo tôn giáo nào, đồng cảm với Ngài qua tuyên ngôn bất hủ : ” Tôn giáo của tôi chính là lòng Từ Bi “.
Xin cho phép tôi được nói thêm về tôn giáo của Ngài, đó cũng là tôn giáo của Sự Thật.
 
Theo Internet – Ngày 09/07/2015