Du lịch Anh – Tàu điện ngầm ở London, một mặt hàng xa xỉ!

Du lịch Anh – Theo một điều tra mới đây, những người có thu nhập thấp tại thủ đô nước Anh hiện nay không còn có khả năng mua vé tàu điện ngầm hay đăng kí vé tháng nữa. Họ chỉ còn cách chen chúc nhau tại các bến xe buýt, bởi “rẻ tiền hơn nhiều”! Thị trưởng London, Boris Johnson, dường như không thấy được đâu là vấn đề cốt lõi của tình hình này. Kể từ cuộc bầu cử năm 2008, giá vé tuần cho khách đi xe buýt – metro đã tăng 23%.

tau-dien-ngam-o-londo-mot-mat-hang-xa-xi

Phóng viên Rowenna Davis của tạp chí New Statesman đã viết như sau: “Khi bạn đi metre tại London, hãy chú ý nhìn quanh. Nếu bạn nhận ra hành khách chủ yếu là các viên chức lãnh đạo cấp cao, thì đừng ngạc nhiên. Bạn không lầm đâu. Bạn nhìn đúng vấn đề rồi đó!”.

Xem thêm: Tour du lịch Châu Âu

4 bảng Anh một vé…

Căn cứ theo những số liệu thống kê mới nhất từ hãng vận chuyển công cộng Transport for London (TfL), chúng ta có thể đúc kết được rằng hiện nay người dân London nào càng bước xuống đường ga tàu điện ngầm nhiều thì người đó càng bước lên cao trên những bậc thang địa vị xã hội. Điều tra này chỉ ra rằng mức chênh lệch về vị trí xã hội đang phình ra tại thủ đô London. Trong khi người giàu có điều kiện để đến chỗ làm một cách nhanh chóng bằng tàu điện ngầm, những người nghèo và những người dân thuộc các cộng đồng thiểu sổ bắt buộc phải đi xe buýt. Nếu năm 2003, 28% người dân London có thu nhập thấp có khả năng đi tàu điện ngầm, thì vào năm 2009, con số này đã giảm xuống còn 22%, so với 37% đi xe buýt.

tau-dien-ngam-o-londo-mot-mat-hang-xa-xi3

Không thể không nói đến giá vé hiện nay: vé một lượt tại khu vực 1 của London nay đã lên đến 4,6 euro, tức 4 bảng Anh! Nhiều người như nhân viên quét dọn và các tiếp viên của nhà hàng hiện đã không còn khả năng đi tàu điện ngầm nữa mà phải đi xe buýt. Mà đi xe buýt trên một quãng đường xa thì phiền toái hơn nhiều. Cô Elena, một người nhập cư gốc Colombia, làm nghề giúp việc nhà với giá 6,08 bảng (7,09 euro)/giờ. Cô có hai nơi làm việc theo chế độ bán thời gian. Và bởi vì cô không thể đi tàu điện ngầm hay tàu hỏa, Elena phải rời nhà mình (nằm ở phía Bắc London) lúc 5 giờ sáng, và nhập vào đoàn người lao động có mức lương tối thiểu như cô để xếp hàng rồng rắn đợi xe buýt, ngay khi mặt trời chưa mọc. Và cũng bởi vì cô phải di chuyển nơi làm việc trong ngày, Elena mất tổng cộng gần 5 giờ di chuyển mỗi ngày, chỉ để đổi lấy 6 giờ làm việc. Cô mua vé tháng xe buýt là 68,40 bảng (80 euro), nếu mua thẻ đi xe buýt – metro thì phải trả đến 106 bảng, tức 123 euro, bằng 1/5 lương tháng ròng , sau khi trừ thuế.

tau-dien-ngam-o-londo-mot-mat-hang-xa-xi2

… và một cuộc điều tra đang bị “treo”

Nhiều gia đình tại London “không còn cách nào khác là phải đi xe buýt”

Alberto, một nhân viên quét dọn nhà hàng, kể rằng, vợ anh và cô con gái nhỏ phải rời nhà từ 5 giờ sáng. Cô con gái phải dậy rất sớm, theo mẹ đến nơi làm việc và học bài ngay tại đó trong khi chờ trường học mở cửa. Trong khi đó, ông bố Alberto phải khẩn trương và căng thẳng di chuyển trong thủ đô bởi nếu bị nhỡ trạm thì chuyện bị đuổi vệc “nằm trong tầm tay”! Anh Alberto nhìn nhận: “Gía cước của các phương tiện chuyên chở công cộng tại đây cứ liên tục tăng cao vùn vụt nhưng lương thì không. Tình hình ngày càng tồi tệ hơn, vậy nên chúng ta phải đề ra yêu sách để được tăng lương chứ!”

tau-dien-ngam-o-londo-mot-mat-hang-xa-xi1

Hậu quả này cũng ảnh hưởng mạnh đến kinh tế bởi chuyên chở công cộng là bầu sữa nuôi sống kinh tế London. Chúng ta cũng biết rằng có rất nhiều thành phần người dân lao động như cô Elena đã phải từ chối nhiều cơ hội làm việc mới, bởi một lý do đơn giản: Tuyến đường đi đến đó “ngốn” quá nhiều tiền!

tau-dien-ngam-o-londo-mot-mat-hang-xa-xi4

Tàu địên ngầm là phương tiện được lựa chọn và yêu thích ngay khi Ken Livingstone còn là thị trưởng (giai đọan 2000-2008) nhưng chỉ đến bây giờ ông ấy mới suy nghĩ đến những biện pháp khả dĩ có thể cải thiện tình hình. Nếu như Ken Livingstone tái đắc cử vào năm 2012, ông hứa sẽ giảm 5% giá cước chuyên chở công cộng và cố gắng duy trì mức giá đó đến năm 2013. Song hiện nay, dưới thời thị trưởng Boris Johnson, TfL đã hoãn lại một cuộc điều tra về những người sử dụng tàu điện ngầm, “cho đến khi có chỉ thị mới”. Vì sao? Là để tiết kiệm ngân sách, và nhất là, để những con số “tiêu cực” không bị … “xì” ra công chúng!

Phí cầu đường ngày càng cao

Nếu như di chuyển bằng tàu điện ngầm tại London ngày càng tốn kém, đi ôtô trong thành phố này cũng … tốn không kém! Đó là do có qui định về thu phí giao thông đường bộ nội thị (London Congestion Charge), được đặt ra vào năm 2003, đánh vào các loại ôtô (ngoại trừ xe cứu hỏa, xe cứu thương và xe taxi) lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố từ 7g-18g từ thứ hai đến thứ sáu, trên một vùng có dịên tích là 21km2 được giới hạn bởi khu vực ngoại ô. Mức phí khoán cho cả ngày lưu thông tại khu vực này là 9,05 euro.

Tường Nguyễn

BÀI VIẾT KHÁC

Thông Tin Tư Vấn

Vui lòng điền chính xác thông tin
để được đội ngũ Du lịch Hoàn Mỹ hỗ trợ tốt nhất