Lễ hội nào đặc sắc nhất tại đất nước Bhutan?
Theo truyền thuyết về lễ hội Bhutan, Jambay Lhakhang, ngôi đền của thành phố Bhutan được xây cùng ngày với 108 Lhakhang nổi tiếng khác (trong đó có Lhasa ở Tây Tạng). Ngôi đền đã được tu sửa nhiều lần và luôn giữ vai trò chủ đạo trong mọi nghi lễ tôn giáo của người dân khi tham gia lễ hội Jambay Lhakhang tại đất nướcBhutan.
Lễ hội Jampa Lhakhang Drup là gì?
Ngôi chùa này là 1 trong 2 kiến trúc đặc sắc nhất trong số số 108 ngôi chùa được xây dựng tại Bhutan. Cái còn lại là Kichu Ihakhang ở Paro, được cho là cũng được xây dựng vào cùng thời điểm này.
Vào dịp lễ hội, tất cả người dân Bhutan đều tập trung tại ngôi đền thiêng Jampa Lhakhang và hướng mắt về phía cổng lớn.
Tháng 10, mùa thu hoạch là tháng của lễ hội Bhutan – vương quốc hạnh phúc nhất thế giới, tại đây, vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11, một lễ hội tưng bừng mang tên Jampa Lhakhang Drup được tổ chức.
Mặc dù nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Jampa Lhakhang Druptổ chức tại ngôi đền này có phần mơ hồ, nhưng đây vẫn luôn được coi là nghi lễ lâu đời nhất và thiêng liêng nhất đất nước.
Hình ảnh các lạt ma đang làm lễ trong lễ hội Bhutan – Jampa Lhakhang Drup.
Đúng vào lúc nửa đêm, một đoàn vũ công nam sẽ mở cổng, nhảy múa theo nhịp điệu trống cô truyền và đeo mặt nạ truyền thống.
Ngoài một chiếc mặt nạ trên mặt và đóng khố, những người này không mặc thêm gì khác. Họ cho rằng điệu nhảy này sẽ làm ma quỷ… mất tập trung.
Nghi thức làm lễ.
Điệu nhảy này được coi là điệu nhảy thiêng liêng nhất đất nước, và được coi là một kho báu của thế giới. Các vũ công được lựa chọn vô cùng cẩn thận từ bốn ngôi làng chính Jampa lhakhang, Nobgang, Changwa và Nashphey.
Tất cả đều mang đậm màu sắc truyền thống, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đổ về, đắm mình trong không khí lễ hội.
Sau điệu nhảy quan trọng nhất này, một loạt các hoạt động thú vị khác sẽ diễn ra như các điệu múa mặt nạ với các vũ công đội mũ đen, nghi lễ thờ thần lửa, múa với kiếm, múa với trống, múa cầu nguyện cho người chết trước cổng đền…
- Khám phá Paro dzong – nơi Đức Phật ngự thiền cõi bồng lai.
Theo Internet – Ngày 27/02/2014