Nước Mỹ chính là thiên đường shopping với rất nhiều những mart (chợ), mall (phức hợp nhiều cửa hàng), store (cửa hàng), outlet (điểm bán sản phẩm xuất phát thẳng từ nhà máy sản xuất). Chính tại thị trường này đã hình thành những tầng lớp mua sắm đa dạng, những câu lạc bộ “shop till you drop” mà nói theo kiểu Việt Nam là “mua sắm mệt nghỉ”.
Du lịch Mỹ – Mua sắm hàng hiệu
Nếu bạn đang ấp ủ dự định du lịch Mỹ, hãy tận dụng chuyến đi này để trở thành những người Việt Nam đầu tiên sở hữu những món hàng công nghệ “hot” nhất hiện nay. Còn nếu là một tín đồ thời trang, tại Mỹ, bạn có thể tìm mua được sản phẩm thời trang của tất cả những thương hiệu hàng đầu thế giới, dù đó là: D&G, Gucci, Prada, Versace (Ý); Chanel, Dior, Hermès, Lacoste, Louis Vuitton, Yves Saint-Laurent (Pháp) hay Burberry (Anh); Hugo Boss (Đức).
Nhưng Du lịch Hoàn Mỹ khuyên rằng đã đi du lịch Mỹ thì nên chọn mua hàng của các nghệ nhân thiết kế thời trang Mỹ. Chẳng hạn như Brooks Brothers, thương hiệu thời trang dành cho nam giới, được khai sinh từ năm 1818 và đã từng là nhà cung ứng trang phục ưa thích của nhiều tổng thống Mỹ, đặc biệt là những chiếc cà vạt cho đến nay vẫn hoàn toàn “hand-made” (may thủ công bởi thợ lành nghề); hoặc St. John, thương hiệu thời trang lịch lãm dành cho nữ; rồi còn là Ralph Lauren, Coach.
Brooks Brothers – Thương hiệu thời trang dành cho nam giới nổi tiếng ở Mỹ
Những nhãn thời trang Mỹ phục vụ phái đẹp mới nổi: Michael Kors, Tom Ford, Juicy Couture… Về đồ trang sức, kim hoàn sang trọng Mỹ 100% thì có Harry Winston. Bạn nữ muốn mua giày để mang vào những dịp cần phô trương sự thanh lịch ư? Xin biết rằng Stuart Weitzman nổi tiếng là thương hiệu giày Mỹ lịch lãm nhất từ đầu thập niên 90 đến nay.
Kinh nghiệm khi mua sắm ở Mỹ: Trải nghiệm chính sách đổi – trả hàng
Không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ đang ngày càng chiếm được cảm tình của những du khách “nghiện” mua sắm đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Hàng hóa ở Mỹ có chất lượng tốt mà giá cả lại rẻ hơn châu Âu hoặc Úc nhiều lần.
Thật vật, dù là hàng chính hãng sản xuất trong nước, hay hàng hóa được gia công ở nước thứ ba (Ấn Độ, Trung Quốc, Banglades …), dưới qui trình kiểm soát gắt gao của Mỹ, tất cả đều được đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất trước khi được bày bán trên thị trường Mỹ. Đó là chưa kể, khách hàng có thể thoải mái mua, đổi và trả. Mua ở New York hoặc Philadelpha và trả hàng ở Washington DC, mua ở Los Angeles hoặc Las Vegas và trả ở San Francisco, miễn là trong cùng một hệ thống, còn giữ hóa đơn và hàng chưa sử dụng.
Đổi – trả hàng, một trải nghiệm thú vị khi mua sắm ở Mỹ.
Với khách du lịch thì đây quả là một điều tuyệt vời, vì không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội quay trở lại nơi đã mua hàng để đổi hoặc trả. Ở nhiều nơi, chính sách trả hàng còn thoáng đến mức hàng đã qua sử dụng, mất hoá đơn, thậm chí mua đã rất lâu thì khách hàng vẫn có thể đổi hay trả lại. Ở một số trung tâm mua sắm như FRY, Macy’s, Best Buy, Nordstrom… quầy chăm sóc khách hàng (nhận trả hoặc đổi hàng) còn đông hơn cả quầy tính tiền. Shopping ở Mỹ do vậy trở thành thú vui vì khách hàng gần như không có rủi ro trong mua sắm.
Vì lẽ đó, đi du lịch Mỹ, đến bất kỳ thành phố nào vào bất cứ thời gian nào, du khách cũng có thể trải nghiệm thú vui mua sắm bất tận.
Du lịch Mỹ – Mua sắm ở đâu là lý tưởng nhất?
Khi mua sắm ở Mỹ, để biết được mua sắm ở đâu là lý tưởng nhất, bạn nên biết trước về các thương hiệu và khả năng tài chính của mình, vì ở Mỹ, mỗi chuỗi cửa hàng bách hóa phục vụ từng nhóm khách hàng theo mức thu nhập và vị trí địa lý. Có nhiều tiền và ở các đô thị lớn, hãy chọn các thương hiệu nổi tiếng, gồm: Barneys New York, Bergdorf Goodman, Bloomingdale’s, Neiman Marcus, Nordstrom, Saks Fifth Avenue. Ở cấp trung thì có: Carson Pirie Scott, Macy’s.
Wal Mart – Nơi mua sắm giá rẻ được rất đông du khách Việt yêu thích
Xuống cấp thấp hơn là: Belk, Boscov, Dillard’s… Thấp hơn nữa là JC Penney, Kohl, Sears trong khi Kmart, Wal-Mart và Target, Costco… là những cửa hàng bách hóa giá rẻ. Và Burlington Coat Factory, Marshalls, Giant, T.J.Maxx là những nơi bạn có thể tìm mua được nhiều sản phẩm đính nhãn hiệu nổi tiếng thế giới nhưng được bán với giá rẻ không ngờ. Vì đa số mặt hàng thuộc loại đã qua mùa thời nổi trội và là hàng tồn kho. Đặc biệt nhất là hệ thống cửa hàng Ross: Dress for less, có mặt ở hầu hết các thành phố của Mỹ.
Ross: Dress for less – Trung tâm mua sắm rất được du khách ưa chuộng khi du lịch Mỹ
Tại đây, du khách có thể mua sắm những mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách…với mức giá chỉ bằng 10% – 20% so với giá thị trường. Không hiếm trường hợp những du khách Việt mừng như trúng số khi may mắn mua được những món hàng vừa ý và đúng size với mình.
Chọn thời điểm đi Mỹ, vừa du lịch, vừa kết hợp mua sắm
Nếu như ở Việt Nam, hàng hóa thường tranh thủ tăng giá vào những ngày lễ, thì tại Mỹ, đây là cơ hội để giới kinh doanh bán lẻ tung ra hàng loạt chương trình “sale off” (giảm giá) từ 30% – 70%, thậm chí giảm đến 90% để lôi kéo người mua.
Người Mỹ mua sắm dịp lễ Tạ Ơn với mức giảm giá từ 30 – 70%
Tùy theo thời điểm, chuyến du lịch của bạn có thể là dịp mua sắm hàng giảm giá nhớ đời, như vào những ngày trước ngày lễ Phục sinh (tháng 4), lễ Quốc khánh (ngày 4/7), dịp nghỉ hè với chương trình Summer sales… Cơ hội mua hàng giảm giá thời điểm mùa tựu trường BTS (viết tắt của Back to school) vừa mới kết thúc thì người Mỹ đã lại chuẩn bị mua sắm vào dịp Black Friday – Ngày thứ Sáu Đen.
Đoàn khách của Du lịch Hoàn Mỹ trong niềm vui mua sắm tại Mỹ
Diễn ra một ngày trước Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day), Black Friday năm nay rơi vào ngày 23/11, chính thức mở đầu cho mùa mua sắm kéo dài cho đến tận Giáng sinh. Đây cũng là thời điểm Công ty Du lịch Hoàn Mỹ chào tour “Shopping mùa cuối năm”, đưa du khách đến Mỹ đúng thời điểm bắt đầu mùa giảm giá lớn nhất trong năm.
Rồi bạn sẽ thấy, không chỉ người Mỹ, mà những du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có cả Việt Nam, cũng tranh thủ dịp này ghé các siêu thị, cửa hàng, outlet… để thỏa sức mua sắm với giá cực rẻ.