Khác với các nước phương Tây, lễ hội văn hóa châu Á thường mang tính truyền thống và văn hóa cao nên Lễ hội diễn ra với nhiều nét hấp dẫn. Trong số này phải kể đến lễ hội hoa anh đào, biểu tượng của nước Nhật, lễ hội tôn giáo tại Bali biểu tượng của những người sùng đạo và lễ hội lồng đèn, lễ hội đền lồng với nhiều hình thức đa dạng thể hiện truyền thống của người Trung Quốc.
Lễ hội hoa anh đào tại Nhật
Còn gọi là lễ hội Hanami. Theo tiếng Nhật, Hanami có nghĩa là ngắm hoa, hàm ý nói ngắm hoa anh đào. Tương truyền rằng, lễ hội này đã có hơn một ngàn năm nay khi giới quí tộc Nhật thích vừa ngắm hoa vừa sáng tác thơ văn. Ngày nay, người Nhật có thú vui ngắm hoa đào nở vừa ăn uống. Nó giống như cuộc dã ngoại dưới các gốc cây anh đào. Đến vui lễ, người ta thường chuẩn bị thức ăn nấu sẵn, món thịt nướng ngoài trời hoặc mua thức ăn mang về. Những địa điểm có tổ chức các cuộc thi của lễ hội thường thu hút người đền đông nhất. Nếu không thích không khí ồn ào, khách có thể đến các công viên hoặc khu vườn gần đó hoặc những nơi yên tĩnh khác để tìm cảm giác thư giãn.
Anh đào, còn gọi là Sakura là loại cây được trồng ở khắp nơi tại Nhật, phổ biến nhất là cây anh đào Yedoenis. Hoa anh đào có thể trổ bông vào nhiều thời điểm khác nhau và có tuổi thọ ngắn. Lễ hội hoa anh đào diễn ra mọi nơi trên nước Nhật Bản, thường vào giữa tháng Ba cho đến tháng Năm, mặc dù một số vùng khác tại đây tổ chức vào tháng Giêng, tháng Hai và tháng Tư, tùy theo địa điểm. Những ngày lễ hội thường luôn được ấn định nhờ dự đoán trước thời điểm hoa nở và khác nhau từ năm này sang năm khác. Hoa anh đào có vẻ đẹp lộng lẫy là điểm thu hút chính của lễ hội, bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động nghệ thuật truyền thống cũng không kém phần hấp dẫn, trong đó có nghi lễ thưởng thức trà dưới gốc cây đào cũng là nét văn hóa mang tính đặc trưng cao của người Nhật. Đáng nói nhất là, những lễ hội hoa anh đào thường sử dụng hoàn toàn ánh sáng đèn khi màn đêm buông xuống.
Xem thêm: tour du lịch Nhật Bản
Lễ hội lồng đèn, tại Trung Quốc
Lễ hội mang tính truyền thống có từ đời nhà Hán, trải qua hơn 2.000 năm nay. Vào đời nhà Tần, nó được gọi là lễ hội Shan-Yuan. Đến cuối đời Tần, nó đổi tên là lễ hội Yuan-Xiao và đến đời nhà Minh gọi là lễ hội lồng đèn. Theo đạo Lão của người Trung Quốc, lễ hội Shan-Yuan có nghĩa là thời kỳ đầu tiên của năm, cũng là ngày sinh của một nhân vật quyền năng có thể phù hộ cho con người gặp may mắn. Vào ngày 15 âm lịch của tháng Bảy âm lịch trong năm là lễ hội Chung-Yuan có nghĩa là thời kỳ giữa của năm, dịp để mọi người xưng tội với các vong hồn đã khuất. Trong ngày này, người ta tin rằng ma quỉ sẽ ban cho mọi người trên toàn thế giới thức ăn, nên còn gọi là tháng Ma quỉ. Nhiều người Trung Quốc không lấy vợ, gả chồng vào tháng này. Vào ngày 15 âm lịch của tháng Mười trong năm là lễ hội Xia-Yuan có nghĩa là thời kỳ cuối của năm và người ta tin rằng, các bậc linh thiêng có thể cứu rỗi con người thoát khỏi những điều xui xẻo.
Theo truyền thống, người Trung Quốc trang trí những lồng đèn được thắp sáng xung quanh nhà và trẻ nhỏ mang những lồng đèn bằng giấy có thắp đèn cầy ngoài đường vào buổi tối. Lễ hội lồng đèn thường tổ chức tại quảng trường trung tâm của thành phố và các đền thờ. Trước đây, người ta làm lồng đèn có nhạc được xoay quanh bởi hơi nóng từ đèn cầy bên trong lồng đèn nhưng ngày nay, lồng đèn được thắp sáng bằng điện. Họ còn trang trí lồng đền bằng những hình vẽ các con vật trong số tử vi, các vị thần thánh và Phật.
Lễ hội tôn giáo tại Bali
Những lễ hội này kéo dài hai ngày trong tuần. Những ngôi đền được trang hoàng nhiều hoa, lá cọ, cờ càng tăng thêm tính mộ đạo của lễ hội. Vào lễ hội Melasti, mọi người trong làng ăn mặc đẹp và đi về hướng của ngọn suối linh thiêng hoặc ra biển. Họ còn mang dù, lễ vật và hoa, trái cây và tượng thần thánh. Những pho tượng được tắm rửa sạch sẽ với nước và những con heo dùng làm vật hiến tế cho thần thánh. Lễ hội này được tổ chức vào giữa những âm thanh huyên náo của trống cùng tiếng la hét của những người dự lễ.
Lễ hội Nyepi đánh dấu sự bắt đầu của Năm Mới và thường rơi vào mùa Xuân phân, thời điểm trễ tháng Ba và sớm của tháng Tư. Dịp này, người dân Bali gồm cả khách du lịch phải án binh bất động. Không ai làm việc hoặc đi chơi. Du khách được khuyên chỉ nên quan sát lễ hội từ xa và ở tại chỗ suốt cả ngày.
Lễ hội Galunga tổ chức vài tuần lễ thứ 11 của ngày thứ 210 theo lịch người Bali. Đây là lễ hội trọng đại nhất hàng năm, trong ngày này người dân địa phương sẽ đến thăm gai đình, bạn bè và hàng xóm của mình và trang điểm đẹp để tham dự những buổi yến tiệc khác.
Thùy Như – Theo Làng Việt