Du lịch Tây Tạng – Cung điện Polata, một kỳ quan ở Tây Tạng

Du lịch Tây Tạng – Mới đây, tôi có dịp tới thăm miền đất Tây Tạng huyền thoại, có người xem nơi đây như cảnh tiên dưới trần. Hằng ngày, dòng người hành hương với nhiều lứa tuổi, từ trẻ em mới sinh tới cụ già tóc bạc phơ đều đổ về Cung Polata. Họ bước dài và đều, cổ quấn khăn Hà Tá, tay phải không ngừng quay để chuyển “luân xa”. Có người còn mang theo đồ cúng lễ và tấm đệm mỏng dùng trong lúc hành lễ…

cungdienpolata-tay-tang

Xây dựng trên núi Marpo Ri cao 130 m trên thung lũng Lhasa, Cung điện Polata cao hơn 170 m là công trình kiến trúc hùng vĩ nhất của người Tây Tạng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới…

Truyền thuyết lâu đời kể rằng: Tại hang đá thần trong núi là nơi Bồ tát Chen-re-si đã từng ẩn tu, năm 637, hoàng đế Sungsancanbo đến đây tu luyện và cho xây cung điện này…

Kiến trúc hiện tại của cung điện xây năm 1645 dưới thời vị Ðà La Lạt Ma thứ 5 với sự kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc truyền thống với những nét cách tân của kiến trúc hiện đại.

Năm 1648, Cung Trắng hoàn thành và năm 1694 Cung Ðỏ được khánh thành. Cung điện này đã sử dụng tới 7.000 công nhân và 1.500 họa sĩ và thợ thủ công.

Năm 1922, vị Ðà La Lạt Ma thứ 13 đã trang hoàng, nâng cấp nhiều cung thất và những đại sảnh trong Cung Trắng và xây thêm 2 tầng ở Cung Ðỏ.

cungdienpolata-tay-tang1

Cung Polata rộng mênh mông với diện tích bên trong hơn 130.000 m2 bao gồm nhiều chức năng, là nơi ở đầu tiên của vị Ðà La Lạt Ma và những chức sắc Lạt Ma khác. Ðồng thời là trụ sở của chính quyền Tây Tạng và nơi tổ chức các ngày lễ, là trường đào tạo phật giáo và hành chính.

Ðặc biệt, cung điện này là địa điểm tập kết hành hương của người Tây Tạng với 8 linh đường của các Ðà La Lạt Ma quá cố.

Vào Cung Polata, trước hết là Cung Trắng là nơi đào tạo tu sĩ, xưởng in, khu nhà ở.

Cung Ðỏ nằm trên Cung Trắng, nơi có điện thờ, bảo tháp, di hài của các vị bồ tát, phòng họp lớn và lăng mộ của 8 vị Ðà La Lạt Ma.

Kiến trúc của cung điện Polata gồm 13 tầng, chiều ngang 400m. Vật liệu xây dựng cơ bản là đá, gỗ, cát, mái được lợp bằng đồng mạ vàng.

cungdienpolata-tay-tang2

Do địa hình xây dựng phức tạp và do ý đồ của người thiết kế cùng nhiều lần trùng tu, khiến việc đi lại trong công trình hoành tráng này như thể ta vào một ma trận… Tường ngoài cung sơn mầu trắng hoặc huyết dụ. Bên trong mầu đỏ, vàng, huyết dụ. Trong mỗi khối nhà đều xây vuông, có hành lang trong đi quanh nhà để vào các cung thất, cùng đó có những giếng gió bề thế vừa lấy gió vừa lấy ánh sáng.

Trong số hơn 1.000 cung thất ở Cung Trắng có hai thất nhỏ: Phác-pa La-khangCho-gy-an Ðru-bphớc có niên đại từ thế kỷ thứ bảy được xem là nơi linh thiêng nhất. Bức tranh Phật tổ A-ry-a Lo-kê-xva-ra được đặt trong phòng Phác-pa La-khang.

Những năm 50 của thế kỷ 20 Tây Tạng trở thành một khu tự trị của Trung Quốc. Trong những năm “Cách mạng văn hóa” đã có 2.700 đền chùa ở Tây Tạng bị hủy hoại, tuy nhiên Cung Polata có lẽ là một ngoại lệ.

Năm 1989 dự án tôn tạo Cung Polata trên cơ sở giữ nguyên tổng thể kiến trúc cũ được khởi động và kết thúc sau năm năm.

Sáng sáng, trước cung điện ở phía dưới thung lũng Lhasa, hàng nghìn người hành lễ thành kính. Họ chắp hai tay lên trán, miệng tụng niệm sau đó đưa tay về phía trước đỡ toàn thân nằm xuống, úp mặt xuống đất một lúc, rồi lại chống tay đưa thân đứng dậy, cứ như vậy lặp lại động tác này cho tới khi hết buổi lễ sáng…

Những người hành hương thường sải những bước dài và đều trên độ cao hơn 4.000 m so với mặt nước biển. Nơi đây không khí loãng và áp suất thấp, việc đi lại cần phối hợp với hơi thở trong từng bước đi để giữ cho cơ thể được cân bằng.

Lhasa, người dân địa phương còn bán oxy cho khách du lịch khi chưa quen với điều kiện khí hậu.

Ðặc biệt độ ẩm ở đây rất thấp nhiệt độ giữa ban ngày và đêm chênh lệch đến vài chục độ.

cungdienpolata-tay-tang3

Trong cung điện hầu như không có khói hương, mà chỉ có mùi thơm dìu dịu của trầm.

Dầu đèn là một loại mỡ động vật mầu trắng, mùi ngầy ngậy. Người ta đặt những đĩa đèn nhiều cỡ, cái nhỏ thì năm bấc, cái lớn thì 15, 20 bấc vào đốt cháy, hương lan tỏa nhiều phòng…

Dòng người hành hương di chuyển chậm chạp hết cung thất này sang cung thất khác, chiêm ngưỡng vô vàn hình tượng miêu tả sự luân hồi của thế giới qua lăng kính nhà Phật. Trong không khí tĩnh lặng huyền ảo, con nguời như trải bao kiếp nhân gian để rồi ngộ ra nhiều điều cho chính cuộc sống thực hôm nay…

Theo Sổ tay du lịch

BÀI VIẾT KHÁC

Thông Tin Tư Vấn

Vui lòng điền chính xác thông tin
để được đội ngũ Du lịch Hoàn Mỹ hỗ trợ tốt nhất