Hơn 1 ngày di chuyển và 15 giờ bay từ Việt Nam, chúng tôi đã đặt chân đến Vancouver, sau đó di chuyển đến thăm công viên Stanley và thị trấn Gastow trong tiết trời mát mẻ. Vancouver là thành phố nổi tiếng nhất bên bờ Tây Canada, nơi đây mang đến cho chúng tôi một cảm nhận thân tình.
Tìm hiểu những điều thú vị khi ghé thăm công viên Stanley
Với diện tích lên đến 1000 mẫu Anh (khoảng chừng 400 ha), công viên Stanley là công viên đô thị lớn nhất Bắc Mỹ. Ban đầu, công viên vốn là 1 căn cứ của hải quân Hoàng gia, sau đó đã được chính phủ Anh trao lại mảnh đất cho thành phố Vancouver vào năm 1888. Tên Stanley của công viên được đặt theo tên của Bá tước Stanley of Preston – người đã cam kết sẽ bảo vệ nơi này ngay từ ngày đầu khai trương.
Đây là công viên đô thị lớn nhất Bắc Mỹ tại Vancouver.
Xem thêm: Tour du lịch Mỹ
Đa dạng hệ sinh thái ở Stanley Vancouver
Công viên Stanley có rất nhiều hệ thực vật phong phú như linh sam, tuyết tùng, độc cần. Bên cạnh đó, công viên Stanley còn có những vườn hoa cùng với bãi biển kéo dài ra đến Thái Bình Dương. Nơi đây có rất nhiều loài động vật hoang dã như chó sói, chồn hôi, đại bàng, sóc xám, hải ly,… Những con vật mà bạn sẽ có rất ít cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.
Đoàn khách của Du lịch Hoàn Mỹ chụp hình lưu niệm tại công viên.
Mỗi năm, công viên Stanley đón hơn 8 triệu lượt khách từ khắp mọi nơi trên thê giới ghé thăm. Nơi đây xứng đáng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Vancouver.
Thổ dân First Nation và những điều chưa được kể
First Nation là danh từ chỉ những thổ dân từng sinh sống tại Canada khi tổ tiên của họ di cư từ bờ bên kia của địa cầu, qua những vùng đất đóng băng nối liền giữa châu Á và châu Mỹ. Nơi đầu tiên chúng tôi dừng chân là công viên Stanley đặt những totem hay còn gọi là vật tổ rất đặc biệt.
Cổng vào công viên Stanley nơi đặt 9 totem đẹp như một bức tranh
Totem thật ra là cây cột gỗ, thường là tuyết tùng đỏ được điêu khắc cách điệu với các hình nhân và thú. Mỗi cây cột biểu tượng cho tổ tiên của cá nhân hay gia đình và từng hình tượng đều được tạc với những lý do và câu chuyện khác nhau. Ngày nay, không có nhiều những totem được tạc mới đơn thuần vì nền văn hóa bản địa của những cư dân đầu tiên đang dần hòa nhập với cuộc sống hiện đại.
Mục sở thị Chiếc đồng hồ đặc biệt tại Gastown
Không ai đến Vancouver mà không ghé thị trấn cổ Gastown và không ai ghé Gastown mà lại quên thăm chiếc đồng hồ hơi nước ở góc đường Cambie – Water. Tất nhiên không ai thăm chiếc đồng hồ Gastown mà không chờ nó “đổ chuông” kiểu hơi nước. Đó là câu nói thú vị mà tôi đã từng đọc được ở đâu đó trước khi đến với thành phố du lịch Vancouver.
Chiếc đồng hồ hơi nước đặc biệt ở Gastow.
Đoàn khách của Du lịch Hoàn Mỹ tại chiếc đồng hồ hơi nước tại Gastown.
Con đường dẫn vào phố cổ Gastown trải bằng đá kiểu châu Âu gợi lại không khí những năm 1960. Khi ấy, Gastown là một bức tranh cũ kỹ với những tòa nhà ẩm thấp. Sau kế hoạch giải tỏa bất thành của Thị trưởng Tony Campell năm 1977, Gastown được khoác lên một chiếc áo mới.
Những chủ cửa hàng khi giữ lại được thị trấn đã bàn đến việc tìm một cái gì đó để làm biểu tượng cho cả khu vực. Họ nhận ra có hệ thống đường ống hơi nước chạy ngầm dưới lòng đất nối đến khu công nghiệp để phục vụ sản xuất. Một ý tưởng khác lạ được hình thành và nghệ nhân Raymond Saunders được mời đến. Ông chính là người làm đồng hồ nổi tiếng với hơn 150 tác phẩm phong phú.
Một chiếc đồng hồ chạy bằng hơi nước lấy năng lượng từ ngay dưới mặt đất? Quả là không tồi và Raymond đã tạo nên Gastown Steam Clock. Piston bên trong đồng hồ được kích hoạt bằng hơi nước làm chuyển động hệ thống các bánh răng qua dây xích.
Những con phố cổ ở Gastown.
Phương pháp này dựa trên chiếc đồng hồ được làm bằng tay ở Anh năm 1875. Đây có lẽ là chiếc đồng hồ hơi nước đầu tiên được làm một cách hoàn hảo. Sau này Raymond còn “mát tay” tạo ra 6 chiếc đồng hồ tương tự ở nhiều nơi trên thế giới.
Nếu bạn nhìn kỹ bên trong, sẽ thấy chiếc đồng hồ còn có 3 mô-tơ chạy bằng điện cung cấp nguồn cho chiếc quạt gió đẩy hơi nước qua 5 ống sáo kim loại có nắp bên trên. Chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi, quả nhiên chưa đầy 15 phút, tiếng hú đúng kiểu còi hơi nước vang lên réo rắt một góc phố cổ.
Tất cả mọi người ngước lên nhìn những làn khói mỏng toát ra từ trên nóc chiếc đồng hồ một cách thích thú. Những đám khói lại bốc lên dày đặc và cứ ¼ giờ đồng hồ, tiếng kêu đặc trưng của đồng hồ như giúp xua tan đi không khí lạnh lẽo.
Chiếc đồng hồ vốn chỉ mới hơn 35 năm tuổi được gắn cho biệt danh “chàng thanh niên bị lão hóa” bởi vẻ ngoài cũ kỹ của nó. “Tôi muốn tạo nên một biểu tượng đi cùng lịch sử Gastown nên đã làm cho chiếc đồng hồ “già” đi để nó trông có vẻ đã ở đây hàng trăm năm. Đa phần du khách nghĩ rằng Gastown Steam Clock khoảng 100 tuổi” – Raymond cho biết.
Ý nghĩa của những dòng chữ dưới cột đồng hồ
Những dòng chữ khắc dưới chân cột đồng hồ mô tả cấu trúc và ca ngợi công cuộc phục hồi Gastown. Những bước chân cứ đi qua rồi từ tốn dừng lại trong phút chốc để lắng nghe tiếng kêu vui tai của chiếc đồng hồ. Ghé thăm thành phố Vancouver chỉ một ngày nhưng chúng tôi đã có nhiều câu chuyện thật hấp dẫn.