Share

Hàng Châu huyền bí và tân kỳ

Mục lục

Đến Hàng Châu là đến Tây Hồ, nơi không chỉ nổi tiếng với tơ lụa mà còn làm mê đắm lòng người bằng nét thủy mặc của đất- người – trời.

Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Triết Giang , nằm cách thành phố  thương mại Thượng Hải  180km về hướng Tây Bắc. 1.000 năm đã trôi qua, nơi đây vẫn là một trong những đô thị nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất Trung Quốc. Ngày nay, nó được xắp xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất nước này.

Thành phố của thi họa

“Trên trời có thiên đàng,

Dưới đất có Tô Hàng nhị châu”

Câu nói này được người Trung Quốc dùng để nói thay cho vẻ đẹp của vùng đất này. Xưa kia, thời Xuân Thu, Triết Giang thuộc quyền của Việt Vương Câu Tiễn, nước Việt của Câu Tiễn lấy Hàng  Châu làm kinh đô. Ngoài ra, nó còn có tên là thành Tiền Đường, vì nơi đây có sông Tiền Đường chảy qua. Sau đó đến thời Tam Quốc, theo sử sách Trung Quốc, tỉnh Triết Giang ngày nay thuộc vùng Giang Nam  dưới quyền cai quản của Ngô Vương Tôn Quyền, anh vợ của Lưu Huyền Đức nhà Thục Hàn thời Tam Quốc. Nơi đây cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của La Bản. tức La  Quán Trung hiệu Hồ Hải Tản Nhân, tác giả bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông cũng là người viết chung truyện Thủy Hử với Thi Nại Am thời cuối Nguyên  đầu Minh, tức  cách đây ngót gần 600 năm.

tayho

Lịch sử hình thành nên thắng cảnh Tây Hồ có thể nói là rất xa xưa, nhưng có lẽ công lớn thuộc về nhà thơ Bạch Cư Dị và Tô Đông Pha (Tô Thức). Giữa đời Đường, khoảng giữa các niên hiệu Trường Khánh (821-824) và Bảo Lịch (825-826), Bạch Cư Dị  tới Hàng Châu làm thứ sử (822-825). Ông nhận thấy Tây Hồ như một bầu sữa mẹ, tưới cho các vùng đất trồng trọt quanh vùng, nhưng sự cẩu thả của người tiền nhiệm đã khiến cho đê hồ bị vỡ cả nguồn nước cũng vì thế mà cạn kiệt dần. Dân lâm vào cảnh đói kém lầm than  vì hạn hán. Trước tình cảnh đó, Bạch Cư Dị đã ra lệnh cho đắp lại con đê cao và to hơn nhằm kiểm soát và cung cấp nước. Nhờ đó đời sống trong vùng được cải thiện.

Xem thêm: Tour du lịch Trung Quốc

Từ đó, Bạch Cư Dị có thêm thời gian nhàn rỗi để thưởng ngoạn cảnh đẹp của Tây Hồ. Hầu như mỗi ngày ông đều đến đây. Để thuận tiện cho việc đi bộ, thay vì phụ thuộc vào thuyền, ông đã cho đắp một con đường cao nối liền Đoạn Kiều (Cầu Gãy) với Cô Sơn, rồi trồng đào và liễu dọc theo đê, vẽ nên một phong cảnh nên thơ giữa mênh mông nước hồ và trời cao xanh lộng của đất Hàng Châu. Người đời sau gọi con đê này là đê Bạch, để nhớ về công lao của ông.

Hơn 200 năm sau, niên hiệu Nguyên Hựu (1086 – 1094) nhà Tống, một nhà thơ lớn khác là Tô Đông Pha, cũng đã được triều đình điều đến Hàng Châu làm thứ sử. Ông nhậm chức đúng lúc những  người nông dân ở đây phải gánh chịu hạn hán do sự phát triển quá mạnh của các loài rong rêu dưới đáy hồ, gây cản trở các đường khác theo kiểu của đê Bạch, nhưng rộng hơn và dài hơn gấp 3 lần. Ông cũng cho trồng liễu dọc theo con đường này, về sau nó được gọi là đê Tô.

Hàng Châu cũng được biết đến là nơi khởi điểm của con đường tơ lụa xuyên Trung Á tới châu Âu. Lụa Hàng Châu nổi tiếng toàn thế giới, bên cạnh chè xanh và các món ăn đặc sản khác.

Nơi đây còn nổi tiếng trên thế giới với rất nhiều danh thắng làm mê đắm lòng người, trong nổi tiếng nhất là Tây Hồ. Đây là một hồ nước ngọt khoảng 6km2, được chia thành nhiều khu vực với nhiều phong cảnh độc đáo. Người ta thường ví von, Tây Hồ đẹp như  nàng Tây Thi, mềm mại uyển chuyển như lụa Hàng Châu và cũng bí ẩn như chính lịch sử ngàn năm thăng trầm của nó.

…Và thành phố điện tử

Bên cạnh nét cổ kính trầm lắng Hàng Châu còn là một thành phố có nhiều nét tân kỳ, ngày càng hiện đại. Theo lộ trình đến năm 2010 nơi đây sẽ trở thành “Thành phố điện tử”. Cũng với xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa mạnh mẽ của Trung Quốc, Hàng Châu đang từng ngày khoác lên mình vẻ hiện đại tráng lệ của một thành phố năng đông  “đầu tàu” kinh tế, văn hóa, du lịch của vùng.

Xem thêm: Tour du lịch Châu Á

Du khách cũng sẽ ấn tượng với cơ sở hạ tầng tại đây. Mạng lưới giao thông phát triển của Hàng Châu đã giúp cho thành phố này ngày càng rút ngắn khoảng cách với cả nước và thế giới. Hàng Châu đã xây dựng xong đường giao thông bao thành phố với lộ trình bằng 1,5 giờ chạy xe. Đặc biệt phải kể đến cây cầu vượt eo biển lớn nhất thế giới. Cầu nối thành phố Gia Hưng ở bờ Bắc đến thành phố Ninh Ba ở bờ Nam, dài 36km. Nó giúp rút ngắn khoảng cách từ Thượng Hải đến Ninh Ba ở bờ Nam, dài 36km. Bên cạnh đó, nó còn giúp rút ngắn thời gian đi từ Tô Nam đến Ninh Ba bằng ô tô từ 4 tiếng xuống còn hơn 2 tiếng.

Cầu được thiết kế với hai chiều, 6 làn xe, cho phép ô tô chạy với vận tốc 100km/giờ, thời hạn sử dụng 100 năm, tổng số vốn đầu tư lên đến 11,8 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1,55 tỉ USD). Toàn bộ thân cầu được nâng đỡ trên hệ thống lớn nhất Trung Quốc hiện nay với số lượng dây văng lên đến hơn 4.000 sợi.

cauhangchau

Những công trình kiến trúc mọc lên như nấm, khiến thành phố cổ kính này thay đổi từng giờ. Trình độ tin hóa được hoạt động của thành phố đã phát triển ở mức tương đối cao. Nơi đây được xếp vào danh sách các thành phố thí điểm về phát triển thương mại điện tử và tin học hóa các giao dịch công quyền. Đến nay đã có 39 công ty ở Hàng Châu có mặt trong danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Hàng Châu còn là 1 trong 12 thành phố xuất khẩu hàng dệt may và là 1 trong 10 thành phố xuất khẩu trang phục lớn nhất Trung Quốc. GDP đầu người lớn nhất Trung Quốc. GDP đầu người của Hàng Châu vào khoảng 6.505USD, đứng thứ 8 trong 659 thành phố của Trung Quốc. Theo xếp hạng của Tạp chí Forbes từ năm 2004 – 2006, Hàng Châu là thành phố kinh doanh tốt nhất tại Trung Quốc.

Tour Liên quan

Không có thông tin

Bài viết tương tự

Đền Asakusa Kannon hay còn được gọi là Sensoji, là ngôi đền Phật giáo cổ nhất...
Đền Asakusa Kannon hay còn được gọi là Sensoji, là ngôi đền Phật giáo cổ nhất...
Công viên Nabana no Sato nằm trên đảo Nagashima, thuộc tỉnh Mie, Nhật Bản. Đây là...
Công viên Nabana no Sato nằm trên đảo Nagashima, thuộc tỉnh Mie, Nhật Bản. Đây là...

@dulichHoanMy