Một vùng đất chỉ hơn 1.000km² được quy hoạch cho sự phát triển bền vững theo từng kế hoạch với tầng tầng lớp lớp chung cư cao tầng mọc lên từ sườn núi, eo biển.
Hồng Kông dễ làm ta choáng ngợp bởi sự hào nhoáng của nó. Bước ra từ một cuộc sống bình lặng, đơn giản ở trong nước khi những thành phố, làng mạc vừa mở cửa, tiếp cận với một rừng cao ốc đầy màu sắc ở đây, mọi cái như trở nên điên đảo, tôi đã không khỏi choáng váng, bần thần khi vừa đặt chân đến phi trường tấp nập vào bậc nhất thế giới này.
“Dù Mỹ có sốt cao cũng không làm châu Á bị ho”. Hồng Kông đã là một mô hình phát triển, là một trong bốn con rồng nhỏ của châu Á.
Thông qua các công ty Đông Ấn, người Anh đã xâm nhập vào thị trường phía nam Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19. Mối giao thương này đã phát triển rộng khắp vào thế kỷ 18 khi người Châu Âu bị hấp dẫn bởi đồ sành sứ, lụa và trà của Trung Quốc.
Rất nhiều lâu đài và ngôi nhà lớn của Châu Âu được trang hoàng bởi những bức tường lụa thời nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Ngay từ đầu cán cân thương mại đã không cân bằng ở phía Trung Quốc vì người Châu Âu muốn có hàng hóa của Trung Quốc nhưng có rất ít người Trung Quốc sử dụng hàng hóa của Châu Âu.
Lung linh về đêm
Hơn nữa, giao dịch thương mại của người Anh và các quốc gia khác với Trung Quốc bấy giờ chỉ giới hạn ở tỉnh Quảng Châu ở miền Nam, và giao dịch thương mại này, theo người Anh còn bị vướng bởi các qui định và luật lệ nhỏ nhặt từ phía Trung Quốc.
Thuốc phiện do những lái buôn người Anh đem vào Trung Quốc trong thập niên 1770 đã làm phá vỡ cán cân này. Hàng ngàn két thuốc phiện được cập bến Quảng Châu. Cán cân này giờ nghiêng hẳn về phía người Anh. Thuốc phiện đã làm tê liệt giới quan lại Trung Quốc thời bấy giờ, số thì ăn hối lộ để làm ngơ, thông đồng, số thì bị ảnh hưởng bởi sử dụng, mặt khác còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Dòng chảy của tiền bạc mà người Trung Quốc dùng để trả cho thuốc phiện đã làm ảnh hưởng một cách sâu sắc đến nền kinh tế Trung Quốc thời bấy giờ.
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giới hạn việc buôn bán lậu thuốc phiện đã dẫn đến cuộc xung đột vào năm 1839. Viên quan triều đình mới, Lin Zexu, đã phá hủy 20.000 két thuốc phiện sau đợt vây hãm người Anh trong 6 tuần ở Quảng Đông. Hiệp định Nam Kinh được ký kết sau cuộc chiến tranh nha phiến với người Anh vào năm 1842 đã dẫn đến việc mở cửa năm thương cảng cho người Anh dọc theo bờ Nam và Đông cùng với việc giao Hồng Kông cho người Anh thuê trong 99 năm từ ngày 1 tháng 7 năm 1898 đến ngày 30 tháng 06 năm 1997.
Ngõ phố Hồng Kông
Sau 150 năm dưới sự chiếm đóng của nước Anh, Hồng Kông lại trở về với Trung Quốc vào năm 1997. Với phương châm “một nhà nước, hai chế độ”, Hồng Kông vẫn tiếp tực phát triển, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ tiền vào, các công trình vẫn tiếp tục mọc lên ngày một hoàng tráng hơn, người dân đổ về đông hơn và quan trọng nhất nó đang là cửa ngõ từ thế giới vào Trung Quốc qua Thẩm Quyến như một phần của sự phát triển vượt bậc của vùng đất này.
Hồng Kông hôm nay gồm một hòn đảo ôm lấy châu thổ sông Ngọc ở phía Tây và một số hòn đảo ở ngoài khơi với tổng diện tích 1098km², dân số khoảng 7 triệu người mà 95% là người Hoa, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Quảng Đông. Hồng Kông là một cửa ngõ quan trọng ở khu vực Đông Nam Á với cảng quốc tế, sân bay trung chuyển, trung tâm thương mại, tài chính nổi tiếng.
Hồng Kông giáp Thẩm Quyến ở phía bắc và giáp Macao ở phía tây, cách Macao khoảng 60km. Kinh tế của Châu Á phát triển vào cuối thế kỷ 20. Nhật Bản, một đất nước ngoài phương Tây, đã là quốc gia đầu tiên hiện đại hóa thành công và phát triển mạnh mẽ, sau đó lan rộng sang bốn con hổ mới là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore.
Quận Cao Hùng, đường Nathan
Với tốc độ tăng trưởng thật ấn tượng từ 8-10% hoặc hơn, Trung Quốc đang nổi lên như một hiện tượng phát triển mới của châu Á khi chỉ trong 10 năm đã tăng được gấp đôi sản lượng quy ra đầu người so với nước Anh phải mất 58 năm, Mỹ phải tốn 47 năm, Nhật Bản mất 30 năm, Indonesia mất 17 năm, Hàn Quốc mất 11 năm.
Năm 1993, Ngân hàng thế giới tuyên bố Trung Quốc trở thành “cực phát triển thứ 4” của thế giới cùng với Mỹ, Nhật và Đức. Cùng với sự phát triển này, bản sắc văn hóa, tính siêu việt của hệ giá trị của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung ngày càng được khẳng định. Chúng tôi được tập đoàn đầu tư địa ốc mời dùng cơm tối trên đỉnh núi Thái Bình. Từ đây có thể nhìn toàn cảnh vịnh Victoria và bán đảo Cửu Long là một cảnh quan tuyệt đẹp và hùng vỹ.
Một vùng đất chỉ hơn 1.00km² được quy hoạch cho sự phát triển bền vững theo từng kế hoạch với tầng tầng lớp lớp chung cư cao tầng mọc lên từ sườn núi, eo biển. Mỗi tấc đất, mỗi khoảng không được nghiên cứu sao cho tiết kiệm và tối ưu.
Mặc dù đường khá nhỏ nhưng được phân luồng hợp lý, tình trạng kẹt xe hầu như ít xảy ra. Tàu điện ngầm, mạng lưới xe buýt phục vụ 90% việc đi lại. Hồng Kông không cấm xe hai bánh nhưng chỉ được lưu thông trên một số đường và xe phải được dắt bộ trên lề đường để bảo vệ lòng đường và người đi bộ.
Những khu nhà phố mặt tiền buôn bán phải lùi vào 2 – 3m để dành cho người đi bộ trú mưa nắng… Những lề đường dẫn đến tàu điện ngầm được thiết kế rộng thoáng, lót đá granite với ghế đá, bồn hoa, tạo sự thích thú khi lưu thông trên đường, vài nơi có cả dàn hoa, dây leo che nắng. Mỗi buổi chiều tan tầm, rừng người tấp nập vào ra các điểm xe buýt, tàu điện ngầm và dòng người này chảy đi nhanh trong những không gian được bố cục chặt chẽ.
Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là những quảng trường và những con đường nhộn nhịp mua bán, chào hỏi, trao đổi thông tin và làm quen lẫn nhau của tất cả mọi người trên thế giới mà người Hồng Kông thường tự hào là quảng trường Thời Đại và Phố Đêm, Phố Phụ Nữ. Ở những nơi này, các hoạt động mua bán diễn ra suốt ngày đêm với hàng quán và rừng người đặc kín như trẩy hội.
Một “Manhattan của Châu Á”
Hồn đô thị là ở đây! Cái lạnh của đêm như trở nên ấm áp với những làn khói mỏng của các bếp lò. Chúng tôi hòa vào dòng chảy đó, cảm nhận được sự giao lưu với lời chào mời, cảm nhận sự đồng hóa văn hóa mà thương mại tạo nên, chia sẻ sự bươn chải vươn lên của anh bán hàng dép, chị bán kem, bà lão bán hàng mỹ nghệ, những cô gái khép nép, lạnh lẽo bên trụ đèn …
Họ đang kiếm sống với tất cả sức lực, nhiệt huyết, để mang lại sự phồn thịnh của xã hội, của đất nước Trung Quốc. Như một “Manhattan của Châu Á”, Hồng Kông, Trung Quốc đang tự tin và tự khẳng định mình trước thế giới. “Ngày mà nước Mỹ hắt xì thì châu Á cảm lạnh” đã qua rồi! Một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từng nói: “Có nghĩa là đã đến lúc chúng ta có vị trí đưa ra ý kiến nghiêm túc về vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu”.
Chương trình tour tham khảo: