Với tư cách là người tham dự, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các gian hàng trưng bày (exhibitor) mà không bị mời ra vì lo ngại bị sao chép mẫu mã; đặc biệt doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn để tiếp xúc, trao đổi và tìm kiếm đối tác tiềm năng tại hội chợ.

Không ít các doanh nghiệp Việt nam, kể cả những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm tham gia Hội chợ tại Hoa kỳ thường không thấy hết tầm quan trọng, từ đó xây dựng kế hoạch nghiêm túc cho việc tham dự hội chợ, một trong những bước khởi đầu có ý nghĩa quyết định cho doanh nghiệp thành công khi tham gia hội chợ sau này.
Thương vụ Việt nam tại Hoa kỳ đã cung cấp thông tin về các Hội chợ quan trọng tại Hoakỳ (Một số Hội chợ lớn tại Hoakỳ), cùng lời khuyên các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ (”Tham gia Hội chợ tại Hoakỳ”) để góp phần giúp các doanh nghiệp đạt được tối đa mục đích tham gia hội chợ. Những thông tin này bao quát hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt nam trong giai đoạn hiện nay: May mặc, Giày dép, Thuỷ hải sản, Đồ gỗ, Thủ công – Mỹ nghệ.

Với những mặt hàng mới, tiềm năng cho xuất khẩu: Điện tử, Dây và cáp điện… một trong những bước đi thích hợp cho các doanh nghiệp Việt nam khi tiếp cận thị trường là tham dự các hội chợ chuyên ngành để tìm hiểu và học hỏi, trước khi đủ mạnh để tham gia trưng bày hàng năm tại hội chợ. Trong bài viết này, Chúng tôi muốn đề cập đến những hoạt động doanh nghiệp Việt nam cần chú ý khi tham dự hội chợ nhằm đạt được mục đích đặt ra.

A. Trước khi tham dự hội chợ:

1- Xác định mục tiêu tham dự:

+) Trước khi đăng ký tham dự, cân nhắc giữa Hiệu quả có thể đạt được với  chi phí bỏ ra bao gồm: vé máy bay, ăn ở..và phí đăng ký tham gia hội chợ.

+) Đặt ra những mục tiêu cần đạt được. Ví dụ: lập quan hệ mới, ký kết các thoả thuận hoặc tìm hiểu về những sản phẩm mới…

2) Chọn đúng hội chợ mình quan tâm:

+) Xác định xem có nên tham dự hội chợ đó hay không và thời gian dự tính là bao lâu.

+) Xem xét, đánh giá bao quát từ địa điểm tổ chức hội chợ cho đến các hoạt động diễn ra sau đó (tiếp tân, ăn tối..). Cụ thể:

* Địa điểm & Qui mô hội chợ:

Tận dụng việc tham dự hội chợ để thăm các khách hàng trong khu  vực, trước và sau khi diễn ra hội chợ.

Qui mô hội chợ lớn hay nhỏ ảnh hưởng đến cơ hội tiếp xúc với khách hàng hoặc đối tác tiềm năng.

Danh mục các công ty tham gia hội chợ: kiểm tra kỹ danh sách này để tìm ra những đối tác tiềm năng cũng như công ty cạnh tranh

* Các buổi thuyết trình/ hội thảo: tìm hiểu và quyết định tham gia các hoạt động này để bổ sung thêm kiến thức về sản xuất (nguyên liệu, máy móc, công nghệ sản xuất mới..); cách tiếp cận thị trường cũng như hệ thống phân phối tại địa bàn.

* Lưu ý: Việc tham gia các hoạt động này phải đóng tiền và tuỳ theo nội dung, chi phí có thể rất cao nên ngoài kiến thức chuyên môn các doanh nghiệp cần có trình độ ngoại ngữ đủ để nắm bắt được hết nội dung, hội thảo (cũng có thể đề nghị Ban tổ chức cung cấp bản sao các tài liệu thuyết trình để nghiên cứu sử dụng sau này)
* Các buổi tiếp tân và gặp gỡ: tìm hiểu thời gian và địa điểm của các hoạt động này và đăng ký tham gia để tăng khả năng kết nối (networking) và hợp tác.

B. Trong thời gian diễn ra hội chợ:

1- Tìm hiểu kỹ về các công ty cạnh tranh:

+) Dành thời gian đọc kỹ các tài liệu của các công ty cạnh tranh. Nếu thấy  khách hàng cầm những tài liệu này, hỏi xem Họ nghĩ gì về Công ty đó;  nhân viên, sản phẩm của họ. Những thông tin thu được (không có trong bất  kỳ tài liệu nào) rất quý giá cho doanh nghiệp của Bạn.

+) Xem xét kỹ gian hàng của các công ty cạnh tranh: Sản phẩm được chọn lựa để trưng bày; cách trưng bày; Tìm ra điểm nhấn (sản phẩm, hình ảnh..)
thu hút khách tới gian hàng của họ.

Nếu bạn quyết định sẽ tham gia hội chợ vào năm tới, cần đặc biệt tập trung tìm hiểu: tài liệu phát hành của họ; trưng bày của họ có gì bắt mắt; sản phẩm nào nổi trội thu hút khách tới gian hàng; điểm nổi trội đó là gì..Tổng hợp tất cả những nhận xét đó để bảo đảm chắc chắn thành công của Bạn khi tham gia hội chợ năm tới.

2- Trong khi tham dự các hoạt động tại hội chợ, chú ý tìm kiếm đồng minh (đó có thể là công ty trong hoặc ngoài nước) nhằm chia xẻ chi phí thuê gian hàng vào năm tới nếu hai bên tham gia.

3- Tham gia (có chọn lựa) các tham luận, hội thảo về sản phẩm và thị trường, Đặc biệt lưu ý phát biểu của các diễn giả chính (keynote addresses) thường cung cấp thông tin sâu và xu hướng phát triển của sản phẩm, giúp định hình sản phẩm của doanh nghiệp mình trong tương lai.

4- Tham dự các buổi tiếp tân, gặp gỡ cũng như các cơ hộp tiếp xúc khác để kết nối với công đồng doanh nghiệp cũng như đối tác tiềm năng.

C. Thông tin về một số Hội chợ lớn tại Hoa kỳ:

1- Triển lãm & Hội chợ quốc tế về Dây và Cáp điện (Interwire Trade Exposition):

Được tạp chí “TradeShow Week” chọn là 1 trong 200 Hội chợ triển lãm lớn nhất Hoa kỳ. Tham gia Hội chợ là các công ty Mua – Bán, các diễn giả, các nhà nghiên cứu từ hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Triển lãm diễn ra 2 năm 1 lần tại Cleveland – Ohio. Năm nay tổ chức từ 05 đến 10/5//2007.

http://www.wirenet.org/events/interwire/index.htm

2- Triển lãm Dây & Cáp điện (Wire Expo):

Tổ chức hàng năm theo kiểu “Road show” ở các vùng công nghiệp lớn của Hoa kỳ. Triển lãm tập trung chủ yếu về các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất và xu hướng sản phẩm/ thị trường. Năm 2008 sẽ tổ chức tại Pittsburg, Pensylvania từ 07 đến 11/8/2008.

3. Hội chợ Mạch in; APEX và Diễn đàn thiết kế (IPC Printed Circuit Expo, APEX and Designer summit)

Hội chợ quốc tế lớn nhất qui tụ các nhà cung cấp (máy móc, linh kiện ngành điện tử), sản xuất lắp ráp và các hãng điện tử lớn trên thế giới. Triển lãm tổ chức vào đầu tháng Tư hàng năm tại Las Vegas.

http://goapex.org/

4. Hội chợ quốc tế về hàng điện tử dân dụng (The International Consumer Electronic Show)

http://www.cesweb.org/default.asp

Thương vụ Việt Nam tại San Francisco

www.dulichmy.com (TheoBáo Thương mại điện tử)