Để đảm bảo an toàn thực phẩm nên nhiều quốc gia quy định một số mặt hàng không được phép nhập cảnh. Tuy nhiên, nhiều người vì chưa rõ các qui định này nên phải chịu khoản phạt lên tới hàng trăm triệu đồng hoặc nghiêm trọng hơn là bị cấm nhập cảnh.
Dịp Tết này, nhiều du khách đi du lịch nước ngoài lại mong muốn mang theo những thực phẩm mùa Tết để ăn hoặc dùng làm quà biếu cho người thân thì nhớ lưu ý các loại thực phẩm không nên mang theo để tránh bị phạt oan và khiến chuyến du lịch mất vui nhé.
Nhiều thực phẩm nằm trong danh mục cấm mang vào Mỹ và Châu Âu
Một số thực phẩm làm sẵn có thịt như thịt heo, thịt vịt, thịt gà, trứng, tổ yến, nước súp, canh,… không được mang vào Mỹ và châu Âu dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các loại trái cây, rau, hạt và đất đều bị cấm mang vào Mỹ và châu Âu vì có thể có một số vi khuẩn làm ảnh hưởng sức khỏe công cộng.
Nhìn chung thịt sống, thịt đã được nấu chín hay phơi khô, đóng hộp… đều bị cấm. Ngay cả những loại nước sốt như ketchup, mù tạc, mayonnaise hay phô mai, mì… có thành phần từ thịt cũng bị cấm. Nếu không khai báo toàn bộ thực phẩm mang theo, du khách có thể bị phạt tới 10.000 USD, theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP).
Khi đến các nước thuộc EU, du khách không nên mang theo bất kỳ chế phẩm nào từ thịt hoặc bơ sữa không có giấy tờ kiểm dịch. Nếu bị phát hiện, bất kỳ sản phẩm cấm nào không khai báo sẽ bị thu hồi và tiêu hủy. Người mang theo những chế phẩm này sẽ bị phạt hoặc truy tố hình sự, theo Europa.
Mang bánh tét sang Đài Loan bị yêu cầu nộp phạt 150 triệu đồng
Truyền thông Đài Loan đưa tin, một nữ hành khách 56 tuổi đã bay từ Việt Nam sang Đài Loan để thăm họ hàng. Trong chuyến đi, người này có mang theo “đặc sản” là hai chiếc bánh tét nhân thịt heo làm quà. Bị chặn lại ở cửa hải quan, người phụ nữ Việt được yêu cầu trả khoản tiền phạt 200.000 Đài tệ (hơn 150 triệu đồng).
Mức phạt cụ thể: Mức phạt cho hành khách vận chuyển trái phép thịt từ các nước có dịch vào Đài Loan tăng từ 50.000 Đài tệ (gần 38 triệu đồng) lên 200.000 Đài tệ (hơn 150 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên. Tiền phạt với những người vi phạm từ hai lần trở lên tăng từ 500.000 Đài tệ (378 triệu đồng) lên 1 triệu Đài tệ (756 triệu đồng).
Theo thông báo của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, trong trường hợp không nộp đủ tiền phạt, du khách sẽ bị cơ quan di trú Đài Loan từ chối nhập cảnh.
Mang ruốc sang Nhật bị phạt 140 triệu đồng

Các loại thực phẩm, rau củ quả, thức ăn bị cấm mang sang Nhật bao gồm: các loại trái cây tươi và khô dưới mọi hình thức, các loại rau củ quả tươi sống như hành, tỏi, ớt,… các loại thịt, thủy sản như ruốc, xúc xích, tôm, các loại sấy khô dưới mọi hình thức, tất cả các loại rau củ quả, hoa, chậu hoa tỉa cảnh hoặc cả chậu hoa có đất,…
New Zealand
Theo Stuff, bất kỳ du khách nước ngoài nào tới New Zealand mang theo thịt lợn hoặc các sản phẩm từ thịt lợn đều phải khai báo. Những mặt hàng này sẽ bị tịch thu và tiêu hủy. Hình phạt áp dụng cho khách du lịch quốc tế mang theo các sản phẩm thịt lợn không được khai báo là 400 NZD (hơn 6 triệu đồng).
Mang thịt lợn vào Australia có thể bị phạt tới 7 tỷ
Các sản phẩm làm từ trứng và sữa dù đã được nấu chín, sấy khô hay thành bột, tươi hay khô đều không được phép mang vào Australia. Các sản phẩm từ thịt không đóng hộp.Tất cả sản phẩm liên quan đến thịt heo, rau và trái cây tươi đông lạnh, vật liệu thảo mộc, hạt giống rau quả…. Đặc biệt có thể bị phạt đến 7 tỷ nếu mang thịt lợn vào Úc (Các quốc gia đã từng bị dịch lợn).
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Việt Nam và một số nước, Australia yêu cầu hành khách khi nhập cảnh phải hoàn thành khai báo hàng hóa có nguy cơ rủi ro.
Phiếu hành khách Nhập cảnh (Incoming Passenger Card) để khai báo hàng hóa có nguy cơ rủi ro bao gồm: Các thực phẩm, nguyên liệu thực vật và các sản phẩm từ động vật dù là một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ hay các nguyên liệu để nấu ăn.
Nếu không kê khai hoặc kê khai sai trên phiếu, khách sẽ có thể bị bắt giam và chịu hình phạt dân sự lên tới 420 nghìn AUD (tương đương khoảng 7 tỷ đồng).