Share

Một Venice khác lạ của tháng hai

Mục lục

Từ hàng trăm năm nay Venice được du khách yêu mến. Hãy đi theo một tour về những huyền thoại của Venice bạn sẽ nhìn nhận thành phố hoàn toàn khác với những gì bạn đã được nghe hay được thấy.

Năm nay Lễ hội hóa trang Venice đúng vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều người Việt đang sống và học tập ở châu Âu cũng tranh thủ dịp này để được hít thở bầu không khí náo nhiệt của Carnival Venice và chắc chắn có kỷ niệm nhớ mãi về Tết Canh Dần trùng với ngày lễ Tình nhân.

venicea

Dù mưa gió lễ hội Hóa trang vẫn tưng bừng diễn ra ở Venice

Lễ hội hóa trang (Carnival) Venice được tổ chức vào khoảng trung tuần tháng 2 hàng năm, bắt đầu vào ngày thứ tư đầu tiên của Mùa Chay, kết thúc vào ngày Thứ ba Béo sau đó 2 tuần. Người ta nói một số hình thức lễ hội hóa trang được người dân Venice tổ chức từ những năm đầu thế kỷ 13, nhưng phải đến thế kỷ 16 mới thực sự qui củ, hoàng tráng.

Lễ hội được tổ chức nhân dịp ngày nghỉ giữa tháng 2 trước Tuần chay hàng năm, là một dịp để mọi người vui chơi, hòa nhạc, khiêu vũ và cũng là dịp để ôn lại và ca ngợi lịch sử hình thành và cai trị một đất nước yên bình, phồn vinh, một xã hội công bằng, ổn định cũng như khích lệ tinh thần yêu nước của mỗi người dân.

venice1

Hóa trang thành thần biển Nép-tuyn

Tuy nhiên, cũng như nhiều lễ hội, bên cạnh việc duy trì những nét đẹp cũng có những hoạt động bị cho là quá khích như sự cạnh tranh quá khích giữa vùng, các xứ đạo khác nhau. Thậm chí dẫn tới những cuộc tàn sát đánh lộn gậy gộc, dao kiếm. Nhưng nguồn thu từ lễ hội hóa trang lớn tới mức dù đã tìm cách ngăn chặn những hoạt động không lành mạnh, nhưng hội đồng thành phố cũng không dám ban bố lệnh cấm.

Chỉ khi nhà nước Cộng hòa Serinissima bị đánh đổ (năm 1797), đất nước rơi vào sự cai trị của người Áo (1815-1866), lễ hội hóa trang mới bị cấm hoàn toàn. Sau khi đất nước được thống nhất lại, lễ hội hóa trang được khôi phục nhưng lễ hội dường như là dịp để mọi người biểu diễn nhiều hơn là dịp thực hành các nghi lễ như thuở ban đầu.

venice2

Mặt nạ đẹp tuyệt của những người chuyên nghiệp

Tuy nhiên, do có quá nhiều người sử dụng mặt nạ để tránh bị nhận diện trong các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc làm tổn hại danh dự quí tộc như đấu kiếm, đánh bạc, đột nhập vào tu viện của các nữ tu, đi nhà thổ…Năm 1608 Hội đồng thành phố đã phải ban bố sắc lệnh cấm mọi người dân đeo mặt nạ ra đường trừ thời gian lễ hội hóa trang và những dịp lễ tết quan trọng. Ai vi phạm sẽ phải chịu hình phạt rất nặng nề: sẽ phải nộp một khoản tiền phạt 500 lia, ngoài ra nam giới sẽ phải lao động khổ sai trên tàu 18 tháng, còn phụ nữ sẽ bị đánh lê trên đường từ quảng trường San Marco ra cầu Rialto, sau đó sẽ bị bêu ra trước toàn dân ở quảng trường trung tâm.

Xem thêm: Tour du lịch Châu Âu

Khoảng giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, lễ hội hóa trang dần chỉ còn là dịp để các phường hội thanh thiếu niên thi thố trang phục. Khách du lịch không còn quan tâm nhiều đến lễ hội hóa trang ở Venice.

Phải đến tận năm 1980, sau một thời gian dài không tổ chức qui mô, những người lãnh đạo thành phố mới quyết định khôi phục lại các hoạt động lễ hội hoàng tráng như đã từng có thời xưa. Với sự chuẩn bị chu đáo, tổ chức công phu, Venice đã có một mùa lễ hội Carnival đúng nghĩa sau gần một thế kỷ.

Khắp thành phố, suốt ngày đêm, đâu đâu cũng tưng bừng những hoạt động kỷ niệm, những ban nhạc ngoài trời, những vở kịch tự phát, những anh hề xanh đỏ, và kết thúc bằng một buổi khiêu vũ lớn tại Quảng trường San Marco. Buổi khiêu vũ của những người dân Venice, những người đã lâu lắm rồi mới lại được sống trong bầu không khí lễ hội tưng bừng như vậy.

venice3

Carnival đem lại cho thành phố tuyệt đẹp Venice một bầu không khí lôi cuốn

Rồi, tháng hai về, khách du lịch lại bắt đầu đổ về thành phố mỗi mùa Carnival! Có năm lượng khách du lịch đổ về Venice dịp lễ hội hóa trang lên đến con số kỷ lục 800 nghìn người, thậm chí dịp cuối tuần lượng khách du lịch kéo về thành phố trong một ngày có thể lên tới 120 nghìn người.

venice4

Khách nước ngoài hoan hỉ tham gia Lễ hội Hóa trang Venice

Một người đàn ông lọm khọm đang thở hổn hển và lật đật đi qua quảng trường nhỏ. Có phải ông ta là bóng ma của Bartolomio Zenni chăng? Lão hà tiện cho vay nặng lãi ấy mà đáng ra năm 1437 nên cứu những đứa trẻ con hàng xóm khỏi lưỡi hái của lửa thần thì lại tham tiền tiếc của chỉ thu vén đồ đạc của mình, do vậy mà từ sau khi lão chết, phải khoác cái bị nặng suốt hay sao?

venice5

Màn đêm bắt đầu buông bên dòng kênh

Khi màn đêm buông xuống Venice là lúc mà những người yếu bóng vía sẽ cảm nhận được sự có mặt của những hồn ma lẩn quất đâu đây – và tất cả những người khác thì lại được thưởng thức của cảm giác rợn tóc gáy, lạnh sống lưng – khi nghe về những huyền thoại của một Venice thuở xưa: Khi ông mặt trời đi ngủ là lúc ánh đèn vàng soi xuống những ngõ cụt ở đây như có ai thắp những ngọn nến cho những hồn quá cố.

Sự nhộn nhịp tấp nập như nước lũ của hàng nghìn du khách trên quảng trường St. Marco vào ban ngày lúc này đã lắng xuống, tiếng ồn của những chiếc taxi “nước” trên kênh Canal Grande cũng đã bặt hơi. Chỉ còn lại những lời nói thì thầm và những tiếng cười thoảng nhẹ, tiếng bát đĩa va vào nhau cũng như nhẹ hơn và đó đây là những nốt nhạc từ xa vọng lại tiếng được tiếng mất qua những bức tường đã tróc vôi vữa.

venice6

Yên ắng hoàn toàn

Trong lịch sử trên 1500 của mình thành phố vịnh này đã tạo nên cho mình những thành quả rực rỡ và những công trình đặc sắc, nhưng song song với điều đó, ở đây cũng từng có cả thù hận, lừa đảo, phản bội và cả thủ tiêu lẫn nhau – tất nhiên, cũng không thiếu nô lệ và đấu tranh – đủ thông tin cho những câu chuyện rùng mình (ma quái) kéo dài cả tiếng đồng hồ. Những câu chuyện này được Andrea kể một cách say sưa và hấp dẫn trong các chuyến tour tham quan “Huyền thoại của Venice”.

Trên kênh một chiếc thuyền nổ máy phá tan sự yên tĩnh và sóng nước vỗ vào tường nhà ì oạp. Sau hai giờ với những câu chuyện và huyền thoại về những kẻ giết người và tự sát về quỷ sa tăng và sự phản bội thì thành phố Venice vốn yên bình đã hoàn toàn khác dưới con mắt người nghe chuyện.

Tiếng rên phía sau nhà thờ kia có nghĩa gì? Có phải là thân xác của lãnh chúa Marin Faliero đang đi tìm đầu của ông ta, kẻ phản bội đã bị chém đầu vào năm 1355? Hay những tượng bên cạnh Palazzo Mastelli là sao? Có phải đấy là những lái buôn vì sự xảo trá của họ mà bị hóa đá? Trên đường về lại khách sạn phố cổ bạn có cảm giác Venice không còn như trước nữa!

THU HIỀN – NGUYỄN MINH

Tour Liên quan

Không có thông tin

Bài viết tương tự

Các “tín đồ xê dịch” đã có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ lễ 30/04 –...
Các “tín đồ xê dịch” đã có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ lễ 30/04 –...
Ít ai biết rằng vào mùa xuân, hoa anh đào ở Mỹ cũng mang vẻ đẹp...
Ít ai biết rằng vào mùa xuân, hoa anh đào ở Mỹ cũng mang vẻ đẹp...

@dulichHoanMy