Người góp phần ‘quốc tế hóa’ phở Hà Nội

Với niềm đam mê phở, ông Tôn Lâm, Việt kiều Mỹ, người thành danh với hệ thống nhà hàng ẩm thực Việt ở thành phố Chicago, đã trở về sau gần 10 năm xa xứ với mong muốn nâng món ăn này lên một tầm cao mới.

Tôn Lâm được giới kinh doanh ẩm thực Hà Nội biết đến với tư cách là một Việt kiều, chuyên gia kinh tế, người tiên phong nâng tầm phở Bắc lên tầm quốc tế bởi một quy trình vệ sinh vô cùng nghiêm ngặt.

Ông Lâm quê gốc ở tỉnh Bạc Liêu, sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Sài Gòn – chợ Lớn (nay là TP HCM). Tuổi thơ của ông trôi qua khá êm đềm cùng với cha mẹ và và tám người em. Năm 1978, khi cụ thân sinh của ông qua đời, gia đình Tôn Lâm đứng trước nhiều biến động. Mẹ và các em của ông đã chuyển về quê sống, ông sang Mỹ theo học ngành Hóa. Sau đó, ông được nhận làm phụ trách bộ phẩn sản xuất của công ty hóa chất Olin ở ngoại ô thành phố Chicago bang Illinois.

Sau tám năm làm công việc của một viên chức, niềm đam mê với lĩnh vực kinh doanh đã thôi thúc Tôn Lâm nộp đơn xin nghỉ việc ra ngoài làm ăn kinh tế. Đứng trước nhiều lựa chọn, ông quyết định dấn thân vào kinh doanh nhà hàng, giới thiệu món ăn Việt, đặc biệt là phở Hà Nội đến người dân bản xứ.

Tôn Lâm cho biết: “Phở là niềm tự hào không chỉ của tôi mà còn của hầu hết người Việt Nam ở Mỹ. Vì vậy tôi muốn giới thiệu rộng rãi hơn với người dân nước sở tại và để cộng đồng người Việt qua đó luôn thấy được hình bóng quê nhà”.

Theo ông Lâm, Chicago là một trong những thành phố có số người Việt sinh sống và làm việc đông nhất ở nước Mỹ với khoảng 5.000 người. Bên cạnh đó, món ăn Việt Nam rất được người bản xứ yêu thích. “Vì vậy, tôi chọn  kinh doanh những mặt hàng này và tin chắc mình sẽ thành công”, Tôn Lâm nói.

Xem thêm: Tour du lịch Mỹ

Những món ăn mà ông Lâm chọn giới thiệu cùng với phở đó là: canh chua, cá kho, thịt giò, chả cuốn. Theo ông, hệ thống các chợ và siêu thị ở Mỹ có khá đầy đủ nguyên liệu và gia vị để chế biến các món ăn Việt vì vậy khá thuận lợi cho việc kinh doanh.

du lịch hoa kỳ, du lich hoa ky, du lich my, du lịch mỹ, du lịch hoàn mỹ, du lich hoan my

Tôn Lâm, ông chủ nhà hàng Phở Cali, khách sạn Vườn Thủ đô. Ảnh: Vân Nhi

Tuy nhiên, khi mới khai trương, hai nhà hàng ẩm thực Việt Nam Mê Kông 1 và Mê Kông 2 của ông rất ế khách bởi khu vực này có khá nhiều tụ điểm tệ nạn và những người dân thường ban đêm ít dám đặt chân đến. Không thể để tình trạng này tiếp tục diễn ra bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của nhiều gia đình người Việt, Tôn Lâm đã nảy ra sáng kiến “lành mạnh hóa khu phố” của mình.

Ông đã viết tờ trình và đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ. Sau gần một năm cùng với sự hỗ trợ của chính quyền sở tại, Tôn Lâm đã kêu gọi các hộ dân, kinh doanh trong phố tu sửa lại vỉa hè, lắp đèn đường, tổ chức các đội tuần tra dẹp các ổ tệ nạn… Một năm sau khi các nhà hàng của Tôn Lâm ra đời, khu phố nơi ông ở đã mang một diện mạo khác hẳn, trở thành một địa điểm du lịch sầm uất và lành mạnh.

Món phở Việt vì thế cũng được biết đến nhiều hơn trở thành một món ăn, nét văn hóa không thể thiếu được của khu phố. Cùng với hệ thống nhà hàng, Tôn Lâm mở rộng sang thị trường địa ốc và  trở thành một trong những doanh nghiệp lớn manh, có nhiều đóng góp cho địa phương. Từ những cống hiến này, năm 1987, ông được chính quyền thành phố Chicago bầu chọn là một trong 87 doanh nghiệp có uy tín.

Nhân dịp này, ông đã được UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) tại Việt Nam, gửi thư mời về nước, đại diện cho tổ chức này tham vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế. Ông rất vui trước lời mời này bởi gần chục năm xa quê lúc nào ông cũng canh cánh trong lòng nỗi nhớ quê hương và gia đình, đồng thời, mong muốn một ngày được trở về trực tiếp đóng góp cho quê hương. Vì vậy, rất nhanh chóng, ông quyết định trở về dù phải chấp nhận xa rời tổ ẩm của riêng mình ở xứ người.

Về Việt Nam thời điểm những năm 1988, khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, Tôn Lâm trở thành một trong những lớp doanh nhân, trí thức đầu tiên về nước trức tiếp cống hiến. Ông tham gia thuyết trình tại nhiều hội thảo kinh tế, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt thời điểm đó, ông đã đưa ra những khái niệm hoàn toàn mới như: kinh tế thị trường, maketting… Tôn Lâm kể lại, một lần, sau khi tham gia thuyết trình về chủ đề kinh tế thị trường (khi đó mới gọi là kinh doanh cá thể) bài nói chuyện của ông đã được một tờ báo trong nước in nguyên văn. Sự kiện này vừa là một vinh dự nhưng cũng gây cho gia đình ông khá nhiều sóng gió bởi ở Chicago, một thế lực thù địch đã đốt nhà và làm con trai ông phải vào nhà thương. Tuy nhiên, điều đó không làm cho Tôn Lâm nao núng, ông vẫn âm thầm tiếp tục tham gia nhiều hoạt động tham vấn kinh tế cho nhà nước Việt Nam. Đặc biệt ông được đích thân nguyên Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch mời giúp việc. “Đó là những ngày tháng khó quên nhất trong cuộc đời tôi”, Tôn Lâm tự hào nói.

Sau những ngày tháng hoạt động tích cực trong vai trò một tham vấn kinh tế, gần đây, Tôn Lâm đã trở về với niềm đam mê từ thủa còn xa quê đó là kinh doanh nhà hàng. Sống ở Hà Nội và được sự hậu thuẫn của người vợ có thời gian cùng gia đình tập kết ở Bắc, khá am hiểu về phở Hà thành, Tôn Lâm trở lại với món quà sáng vốn đã rất thành công ở xứ người. Tôn Lâm tâm sự: “Phỏ Hà Nội là một món ăn rất đặc biệt. Tôi muốn nó có một vị trí xứng đáng với ý nghĩa đó”. Chính vì ý nghĩ ấy, Tôn Lâm đã quyết nâng tầm phở Hà Nội ngay trên mảnh đất quê hương.

Sau khi bỏ công nghiên cứu thị hiếu của thực khách cũng như học hỏi từ các bậc tiền bối trong nghề, Tôn Lâm đã cho ra đời Phở Cali giữa lòng Hà Nội. Nhà hàng nằm trong khuôn viên khách sạn Vườn thủ đô với một không gian yên tĩnh, thoáng đãng và đặc biết rất ấm cúng và trang trọng. Khách đến thưởng thức phở Cali không chỉ có những vị khách nước ngoài, kiều bào mà còn rất nhiều người sành ăn ở Hà Nội. Hầu hết ai đến với phở Cali đều tấm tắc khen cung cách phục vụ và hương vị đặc biệt của món phỏ truyền thống này.

Tôn Lâm cho biết: “Tôi đã xây dựng một quy trình vệ sinh nghiêm ngặt từ việc nhập thực phẩm, chế biến đến phục vụ với mong muốn mang đến cho thực khách sự thoải mái và yên tâm nhất”. Theo ông, bát đũa và đồ dùng từ nhà hàng đều được máy rửa sau đó qua khử trùng và đưa vào lò sấy mới đem ra sử dụng. Nước dùng trong món phở của ông hoàn toàn không có bột ngọt mà được là nước xương hầm trong 48 giờ… đó là những bí quyết giữ chân thực khách.

Bận rộng với công việc kinh doanh nhưng Tôn Lâm luôn dành những khoảng thời gian nhất định để về vùng quê Bạc Liêu của mình, thắp hương cho tổ tiên, cha mẹ thăm lại bà con, xóm giềng. Ông dành một phần lợi nhuận từ công việc kinh doanh, đầu tư xây lại trường học và xây cầu ở xã cho trẻ em và người dân quê. Hiện, với ông, mỗi tuần, sau những giờ làm việc căng thẳng, niềm vui lớn nhất là được cùng với vợ con lên thăm những cháu nhỏ mồ côi và khuyết tật ở Ba Vì, Hà Nội mang theo chút tiền hoặc vài món quà nho nhỏ. “Nhìn ánh mặt và nụ cười rạng người của các cháu, tôi thấy lòng mình ấm lại và bình yên rất nhiều”, ông xúc động nói.

BÀI VIẾT KHÁC

Thông Tin Tư Vấn

Vui lòng điền chính xác thông tin
để được đội ngũ Du lịch Hoàn Mỹ hỗ trợ tốt nhất