Nhật ký lữ hành – Du lịch Ai Cập (Phần 3): Đi thuyền trên sông Nile (cruise on the Nile)

Ngoài việc tham quan những di tích lịch sử như kim tự tháp, lăng mộ và đền đài, du khách đến Ai Cập không thể nào bỏ qua việc đi thuyền trên sông Nile. Sẽ thật tuyệt vời biết bao khi du thuyền trên sông Nile nhìn ngắn những di tích nổi tiếng thế giớicủa những thành phố xinh đẹp như: Cairo, Minieh, Assiout, Sohag,…

Tại sao đến Ai Cập phải trải nghiệm du thuyền trên sông Nile?

Này nhé, các bạn hãy tưởng tượng mình vừa tắm nắng vừa nhâm nhi ly cocktail trên sân thượng của du thuyền trên sông Nile. Bạn ngắm cảnh thôn quê êm đềm và những thị trấn nhỏ dọc theo bờ sông Nile. Xa xa có vài cánh chim bay lượn. Bầu trời trong xanh, không khí thật yên tĩnh, trong lành, chỉ có tiếng rù rì của máy tàu vẹt sóng…

Những con tàu chở du khách xuôi ngược trên sông Nile - du thuyền trên sông nile

Những con tàu chở du khách xuôi ngược trên sông Nile

Hay khi chiều buông xuống, bạn ngồi bên tách cà phê, nhìn những tia nắng cuối cùng của hoàng hôn sắp tắt lịm ở chân trời, phản chiếu trên những gợn sóng nhỏ nhấp nhô của sông Nile, mà quên hết những phiền muộn của cuộc đời…

It’s sooooooo relaxing, vô cùng thoải mái và thơ mộng…..

Những tàu chở khách du thuyền trên sông Nile là loại “thuyền khách sạn”. Có khoảng 1400 con thuyền như vậy ngược xuôi trên sông. Số tàu nhiều đến nỗi khi cặp bến phải đậu hàng ba hàng tư, nghĩa là bạn phải đi xuyên qua các tàu khác trước khi đến tàu của bạn.

Giới thiệu về tàu Ms Farah

Con tàu mà tôi đi có tên là Ms Farah (tàu nào cũng là Ms hay Miss hết). Ms Farah có 4 tầng, không tính hầm máy, với khoảng 50 phòng trọ (double rooms) cho khách:

– Tầng 1 là phòng ăn

– Tầng 2 là reception desk và quán cà phê

– Tầng 3 là phòng trọ cho khách và shops bán nữ trang, đồ souvenirs và quần áo

– Tầng 4 là phòng trọ cho khách, phòng tập gym và phòng massage

– Và trên hết là sân thượng với quán rượu và cà phê, có hồ bơi và ghế để du khách tắm nắng.

Tàu Ms Farah - du thuyền trên sông nile

Tàu Ms Farah

Tầng 3 - shops trên tàu - du thuyền trên sông nile

Tầng 3 – shops trên tàu

Phòng trọ trên tàu - từ cửa sổ có thể nhìn thấy cảnh vật trên bờ sông Nile - du thuyền trên sông nile

Phòng trọ trên tàu – từ cửa sổ có thể nhìn thấy cảnh vật trên bờ sông Nile

Quán rượu và cà phê trên sân thượng của tàu Ms Farah - du thuyền trên sông nile

Quán rượu và cà phê trên sân thượng của tàu Ms Farah

Ms Farah thì tà tà lướt trên sông, có lúc chạy ban đêm, có lúc chạy ban ngày, và ngừng ở thị trấn Edfu, nơi có một ngôi đền nổi tiếng cho du khách tham quan.

Xem thêm: Tour du lịch Châu Âu

Lịch trình di chuyển khi du thuyền trên sông Nile

Đa số những cruise du khi du thuyền trên sông Nile chỉ đi từ Luxor đến Aswan hay ngược lại mà thôi (không có đi tới Cairo). Khoảng cách giữa thành phố Luxor và Aswan chỉ chừng 300 km, chạy xe hơi thì vài tiếng đồng hồ là tới.

Cặp bến ở thị trấn Edfu - du thuyền trên sông nile

Cặp bến ở thị trấn Edfu

Từ Luxor đến Aswan, tàu phải đi qua một cổng đập. Mỗi con tàu đi qua cổng đập mất khoảng 30 phút, cho nên vào mùa du lịch cao điểm số du thuyền nhiều đến nỗi có khi phải chờ cả mấy tiếng đồng hồ mới qua được.

Cổng đập trên sông Nile - du thuyền trên sông nile

Cổng đập trên sông Nile

Cảnh sinh hoạt của người dân trên sông Nile

Trong lúc những con tàu chở khách du thuyền trên sông Nile ngừng lại trước cổng đập thì dân làng chèo thuyền nhỏ ra để bán hàng. Bạn sẽ thấy những người đàn ông mặc quốc phục Ai Cập (again không có đàn bà) lớn tiếng rao hàng (tôi nghĩ vậy chớ chẳng hiểu họ nói cái gì).

Họ giơ hàng lên cho du khách xem (thường là quần áo, khăn quàng cổ hay đồ mỹ nghệ). Du khách trên tàu có thể trả giá (mệt!) và sau khi ngã giá xong xuôi thì người bán bỏ hàng vào bọc nhựa và … quăng lên thuyền. Du khách bỏ tiền vào bọc và …quăng xuống cho họ!

Geez… what a hell of a way of doing shopping! Vậy mà trên tàu của tôi cũng có người mua hàng kiểu này đấy.

Theo lời của người tour guide du thuyền trên sông Nilethì lối buôn bán này có từ lâu theo lịch sử Ai Cập ghi nhận. Xưa kia hàng hoá buôn bán kiểu này là những sản phẩm tốt của địa phương, nhưng ngày nay thì vàng thau lẫn lộn, du khách nên cẩn thận, nếu không mua lầm thì… ráng chịu!

Nhân viên trên tàu thì toàn là đàn ông (đã nói rồi, ở Ai Cập rất ít thấy phụ nữ ra đường, buôn bán hay làm việc ở công sở mà). Mỗi ngày họ dọn ăn 3 bữa: sáng, trưa và tối. Ăn sáng và ăn trưa thì thường là buffet, có khi họ dọn BBQ cho bữa ăn trưa để gọi là “thay đổi không khí”. Bữa tối thì là dinner à la carte gồm có entree, soup, main course và dessert. Tôi thích dinner nhất.

Du khách thường rời tàu đi xem các di tích lịch sử vào buổi sáng, trong lúc đó thì nhân viên trên tàu sẽ dọn phòng, làm giường cho khách. Chuyện này thì không có gì lạ.

Nhưng điều thú vị đối với du khách trên chiếc Ms Farah là mỗi ngày, nhân viên phục vụ đều “sáng tác” một “tác phẩm nghệ thuật” bằng khăn lông để tặng cho khách. Xin mời các bạn xem vài hình ảnh dưới đây.

Tác phẩm

Tác phẩm “rắn”

Tác phẩm

Tác phẩm “chó”

Tác phẩm

Tác phẩm “thiên nga”

Tác phẩm

Tác phẩm “nằm chơi xơi nước”

Tác phẩm

Tác phẩm “hai cô gái” – Tác phẩm này nhân viên phục vụ sáng tác để tặng 2 cô gái Úc trẻ … (hình này chụp trong phòng 2 cô)

Một buổi tối Ms Farah có tổ chức Egyptian dress disco cho khách. Nhiều ông tây bà đầm trên tàu cũng chịu khó ăn mặc đồ Ai Cập coi cũng vui lắm. Tôi thì quá mệt mỏi vì cả ngày đi bộ nên về phòng xem TV tin tức lụt lội ở Brisbane rồi ….phêêêê luôn, không có tham dự disco!

BÀI VIẾT KHÁC

Thông Tin Tư Vấn

Vui lòng điền chính xác thông tin
để được đội ngũ Du lịch Hoàn Mỹ hỗ trợ tốt nhất