Pháo đài Agra tại Uttar Pradesh là điểm dừng chân lý tưởng, thu hút mọi du khách trên hành trình tour du lịch Ấn Độ. Pháo đài này được xây dựng từ thế kỷ XVI, trở thành biểu tượng sức mạnh, sự huy hoàng của vương triều Mughal. Công trình cũng thể hiện phong cách kiến trúc đỉnh cao kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo đầy nguy nga, tráng lệ.
Giới thiệu về pháo đài Agra
Agra nằm ở phía Tây trung tâm bang Uttar Pradesh Ấn Độ. Pháo đài được xây dựng dưới thời hoàng đế Mughal Akbar. Khi thủ đô Mughal ở thành phố Agra, nó đã trở thành trụ sở của chính phủ.
Agra cách đền Taj Mahal chừng 2,5km về phía Tây Bắc, thuộc khu vực phố cổ. Thế kỷ XVII, nơi đây đã được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất. Những bức tường khổng lồ dài 2,5km, cao 16 đến 33 mét, xây ở bốn phía bởi đá sa thạch đỏ đã tạo nên tên gọi “pháo đài đỏ” cho Agra.

Toàn bộ khuôn viên pháo đài có diện tích rộng tới 103 ha. Bên trong có nhiều công trình kiến trúc được xây bằng đá cẩm thạch trắng cực kỳ lôi cuốn. Dù có lịch sử lâu đời, từ thế kỷ XVI, nhưng đến nay pháo đài vẫn vững chắc, sừng sững, hiên ngang.
Nằm bên dòng sông Yamuna, nước sông chảy vào các hào quanh pháo đài khiến nó trở nên tách biệt với thế giới bên ngoài càng thêm vẻ kỳ bí. Đây cũng là lợi thế, được tính toán kỹ trong thời điểm chiến tranh, phòng chống kẻ thù đến.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh và chịu nhiều tổn thất nhưng, kiến trúc pháo đài đã cho thấy sự hùng vĩ, cường thịnh của triều đại Mughal. Năm 1983, pháo đài được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Xem thêm: Tour du lịch Ấn Độ
Kiến trúc của pháo đài Agra
Tour du lịch Ấn Độ bỏ qua pháo đài đỏ Agra sẽ là một tổn thất lớn. Kiến trúc độc đáo, hùng vĩ của pháo đài sẽ khiến du khách có trải nghiệm khó quên.
Pháo đài hình bán nguyệt gồm 4 cổng với những bức tường cao sừng sững, có đoạn lên tới 33 mét. Những bức tường này được xây không nằm ngoài mục đích phòng thủ. Chúng được trang trí và khớp lại với nhau bằng đường kẻ lớn. Tại những lối đi, vào được thiết kế hẹp hơn, khiến kẻ thù khó có thể xâm nhập.

Nhiều đường hầm bí mật cũng được xây để gia đình hoàng gia có thể trốn chạy tới bờ sông Yamuna khi có sự cố không may mắn xảy đến. Lối vào cũng như tuyến đường đi của những đường hầm đó chỉ được truyền lại cho người thừa kế của hoàng gia.
Có thể nói, tổng quan kiến trúc của pháo đài là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ. Đơn giản, uy nghi nhưng cũng rất tráng lệ, tinh xảo, đó là những cảm nhận, ấn tượng đầu tiên. Bên trong pháo đài, mỗi cấu trúc thể hiện một phong cách riêng tạo sự lôi cuốn khó cưỡng.
Các mái vòm của pháo đài có đỉnh nhọn kết hợp họa tiết là những cành hoa trạm khắc vào đá rất nổi bật. Nó còn nhấn mạnh sự bề thế, vẻ uy nghi, quyền lực nhưng cũng rất đỗi diễm lệ của pháo đài.
Bước vào trong pháo đài, nhiều hoa viên, sảnh đường, cung điện mở ra nguy nga, tráng lệ. Chất liệu đá cẩm thạch tinh khiết càng toát lên vẻ kiêu sa, quyền quý. Nổi bật nhất có lẽ là trang trí nội thất của các cung điện. Từ những khối sa thạch thô kệch, xù xì, những nghệ nhân đã khéo léo chạm khắc tạo đường nét vô cùng mềm mại, tinh tế.
Trải qua lịch sử hơn 2.500 năm, nhưng khác hoàn toàn với vẻ xám xịt, u ám của nhiều pháo đài khác, Agra vẫn là công trình nghệ thuật kiệt tác của nhân loại.
Xem thêm: Tour du lịch Châu Á
Có gì bên trong pháo đài Agra
Pháo đài Agra là một quần thể kiến trúc với nhiều công trình được bao bọc xung quanh bởi những bức tường cao lớn. Du khách bước vào trong cổng sẽ được chiêm ngưỡng nhiều điều thú vị.
Cung điện Jahangir là một trong những kiến trúc đáng chú ý nhất. Chắc chắn không một du khách nào có thể lướt qua cung điện này khi chưa khám phá kỹ về nó. Rất nhiều đường nét chạm khắc tinh tế và các yếu tố kiến trúc được thể hiện ở đây. Nếu xét về thời gian xây dựng, Jahangir là cung điện lâu đời nhất tại pháo đài. Nó được những phụ nữ hoàng gia sử dụng.

Cung điện Khas Mahal của Mumtaz Mahal – vợ Shah Jahan được xây theo lối kiến trúc kết hợp giữa Hồi giáo và Ba Tư. Địa điểm này cũng sẽ là điểm dừng chân hấp dẫn. Cung điện xây bằng đá cẩm thạch nhưng những bức tường bên trong lại được đặc biệt chú ý bởi chất bằng vàng và đá quý. Đài phun nước, trang trí trần nhà và nhiều yếu tố kiến trúc khác sẽ níu giữ bước chân du khách khá lâu.
Hội trường Diwan-i-Khas được Akbar xây dựng, đến thời Shah Jahan cho sửa sang lại. Tại đây có nhiều tác phẩm chạm khắc với các họa tiết hoa văn trên đá cẩm thạch. Các tác phẩm mang phong cách Ba Tư rất rõ nét. Nơi đây từng là nơi cất giữ ngai vàng của con công nổi tiếng trước khi bị cướp vào thế kỷ XVIII.

Gần với Diwan-i-Khas là tháp Musamman Burj hình bát giác. Nơi đây Shah Jahan đã bị con trai mình giam cầm. Nếu du khách đến tham quan vào ngày đẹp trời có thể thấy được một Taj Mahal hoàn mỹ tại đây. Trang trí trên tháp chỉ bằng những tác phẩm khảm khá đơn giản nhưng vẫn nổi bật lên vẻ trang nhã.

Nằm phía Tây Musamman Burj, Sheesh mahal được mệnh danh là công trình kiến trúc tuyệt nhất của pháo đài đỏ Agra. Cảnh đẹp này khiến du khách được mãn nhãn khi dạo qua. Công trình được xây dựng bổ sung từ năm 1631 – 1640 sau công nguyên bởi Shah Jahan. Những bức tường dày được tạo ra để giữ cho khuôn viên bên trọng luôn mát mẻ. Nó được sử dụng làm nhà tắm cho hoàng đế.

Bên trong pháo đài còn có hội trường Shah Jahan Mahal. Ban đầu nó được xây dựng bằng đá sa thạch, sau được Shah Jahan tu sửa bằng đá cẩm thạch.
Lịch sử của pháo đài Agra
Trong thời kỳ trị vì của mình, hoàng đế Akbar đã dời đô từ Delhi đến Agra. Ông đã cho xây dựng pháo đài tại đây bằng cát đỏ cùng đá cẩm thạch trắng.
Agra được xem là pháo đài lớn đầu tiên của người Mughals. Thiết kế pháo đài là một căn cứ quân sự, sau đó được xây thêm các cung điện, nhà thờ Hồi giáo vào thời hoàng đế Shah Jahan (từ năm 1628 đến 1658).
Đến thời Aurangzeb, con trai Shah Jahan, pháo đài tiếp tục được mở rộng với một bức tường bên ngoài và con đường sâu hun hút. Thời kỳ này, pháo đài còn có thêm đường hầm bí mật để gia đình hoàng gia chạy trốn trong hoàn cảnh bất trắc bị địch truy đuổi.

Có ý kiến cho rằng, hoàng đế Akbar xây pháo đài này nhờ được truyền cảm hứng từ pháo đài Gwalior ở Madhya Pradesh. Nhiều khía cạnh của Gwalior đã được hợp nhất trong Agra. Đến thờ Shah Jahan, ông lại cho mô hình hóa pháo đài Delhi trên Agra khi tuyên bố Delhi là thủ đô năm 1638.
Trong cuộc binh biến Ấn Độ năm 1857, pháo đài này đã trở thành chiến trường. Khi người Anh cai trị Ấn Độ, pháo đài có nhiều thay đổi. Nhiều công trình, dinh thự mang giá trị lịch sử đã bị phá hủy để xây doanh trại.
Ngày nay làm visa Ấn Độ đến thăm quan pháo đài, du khách vẫn có thể ngược thời gian, trải nghiệm không gian lịch sử hào hùng.
Một số lưu ý khi tham quan pháo đài Agra
Để có trải nghiệm hoàn hảo nhất, khi thăm quan pháo đài đỏ Agra, du khách cần lưu ý một số vấn đề:
Thời gian mở cửa: Từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mỗi ngày.
Thời điểm tốt nhất để tham quan: Tháng 11 đến tháng 2, lúc này trời khô ráo và không quá nóng.
Tour du lịch Ấn Độ du khách nên tới Agra kết hợp tham quan đền Taj mahal để cảm nhận vẻ đẹp hoàn hảo của kiến trúc.
Cổng vào pháo đài: Agra có 4 cổng chức năng cùng 2 cổng khác được dựng lên sau nhưng, cổng Amar Singh ở phía Nam mới dành cho du khách tham quan.
Tiền vé: Với người Ấn Độ một vé tiền mặt sẽ là 50 INR, tương đương 16.600 VND hoặc 35 INR, tương đương 10.900 VNĐ một vé không dùng tiền mặt. Với du khách người nước ngoài, mỗi vé tiền mặt sẽ phải trả 650 INR, tương đương 202.900 VND. Vé không tiền mặt là 550 INR, tương đương 171.700 VNĐ.
Riêng trẻ em dưới 15 tuổi không phải mất vé tham quan.
Du khách có thể thuê hướng dẫn viên với nhiều ngôn ngữ khác nhau tại gian hàng bên trong lối vào.
Có một số vật dụng không được mang theo vào pháo đài như tai nghe, hàng điện tử, dao, thực phẩm, rượu, thuốc lá, sạc điện thoại,… Kiểm tra an ninh sẽ thu giữ chúng.
Mỗi buổi tối sẽ có chương trình biểu diễn âm thanh, ánh sáng bằng tiếng Hindi và tiếng Anh. Nếu bạn thực sự thích thú muốn tìm hiểu, khám phá sâu sắc pháo đài, du khách có thể mua vé để tham gia. Giá vé cho người Ấn Độ là 70 INR (21.800 VND), du khách nước ngoài là 200 INR (62.500 VND).
Những công trình kiến trúc mang phong cách Ấn Độ từ những triều đại xưa luôn là điểm thu hút du khách thập phương. Dù trải qua thời gian dài, những công trình không hề hoang tàn, đổ nát mà vẫn sừng sững nguy nga như muốn khẳng định sự trường tồn của nghệ thuật.
Pháo đài đỏ Agra sẽ là điểm dừng chân trên hành trình du lịch Ấn Độ của mọi du khách. Nó không chỉ giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật kiến trúc, mà còn là minh chứng cho một thời kỳ vàng son rực rỡ. Ở đó có những con người với đôi tay, khối óc đầy sáng tạo.
Vì sao chọn Du lịch Hoàn Mỹ tham quan pháo đài Agra
Để có được một chuyến đi hoàn hảo nhất, đồng hành cùng một đơn vị tổ chức du lịch uy tín là lựa chọn sáng suốt. Du lịch Hoàn Mỹ là một trong số những địa chỉ đáng để bạn tin tưởng.
Thành lập từ năm 1997, Du lịch Hoàn Mỹ luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng sản phẩm với chất lượng phục vụ tốt nhất. Những tour du lịch trong và ngoài nước được tổ chức một cách chuyên nghiệp, khoa học, giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời và tiết kiệm.

Tour du lịch Ấn Độ cũng là một tour được đông đảo du khách Việt Nam yêu thích. Tham quan khám phá văn hóa lịch sử, tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ tại những pháo đài, đền cổ chắc chắn sẽ không thể bỏ qua.
Đặt tour đến với pháo đài đỏ Agra tại Du lịch Hoàn Mỹ, du khách sẽ nhận được lợi ích thiết thực, đảm đảm hành trình điểm đến trọn vẹn, sức khỏe và chi phí.
Công ty vinh dự nhận Giải vàng Chất lượng Quốc gia chính là bằng chứng chứng minh cho chất lượng phục vụ tới khách hàng.
Pháo đài Agra là biểu tượng sức mạnh, sự huy hoàng của vương triều Mughal, nhưng cũng là đỉnh cao của kiến trúc Ấn Độ. Nếu bạn muốn có trải nghiệm tuyệt vời tại đây, hãy liên hệ Du lịch Hoàn Mỹ để nhận thông tin chi tiết.