Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ sửa soạn mâm cỗ thật trang trọng để tiễn Ông Táo về trời dâng tấu sớ. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đồ cúng Ông Công Ông Táo thế nào cho đúng lễ thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Du lịch Hoàn Mỹ tìm hiểu rõ về lễ cúng Ông Táo năm 2021 tại bài viết này nhé!

Vì sao có lễ cúng Ông Công Ông Táo?

Theo huyền tích cúng Ông Công Ông Táo của người Việt Nam: Ông Công, Ông Táo hay Táo Quân là vị thần được thiên đình cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa trong gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép để về chầu Ngọc Hoàng, dâng tấu sớ bẩm báo tình hình một năm ở hạ giới.

cúng ông công ông táo - du lịch Hoàn Mỹ - Sự tích về các ngày lễ cổ truyền Việt Nam.

Sự tích về các ngày lễ cổ truyền Việt Nam.

Từ xa xưa, người Việt đã có phong tục cổ truyền cúng Ông Công Ông Táo với hi vọng ông sẽ “giữ lửa” cho gia đình mình luôn ấm no, hạnh phúc. Do đó, vào cuối năm các gia đình thường chuẩn bị mâm cổ thịnh soạn để cúng tiễn Ông Táo trước khi chính thức nghỉ Tết Nguyên Đán.

Cúng Ông Táo vào giờ nào là tốt và đẹp nhất?

Năm nay, lễ cúng Ông Táo 23 tháng Chạp nếu tính theo dương lịch sẽ vào thứ Năm 04/02/2021. Vậy thì cúng Ông Công Ông Táo ngày nào tốt nhất? Thật chất, thời gian lễ cúng có sự khác nhau theo vùng miền và theo quan niệm riêng của từng người, chẳng hạn như:

  • Người dân miền Bắc thường làm lễ cúng từ khá sớm, không nhất thiết phải vào đúng ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

  • Người dân miền Trung chọn thời gian cúng Ông Táo về trời vào đêm 22, rạng sáng 23 âm lịch.

  • Người miền Nam làm lễ cúng ;vào buổi tối, từ 20 giờ đến 23 giờ đêm. Họ cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng cơm tối xong, không còn nấu nướng gì nữa thì mới được tiễn Ông Táo về trời.

cúng ông công ông táo - du lịch Hoàn Mỹ - Những điều cần biết về lễ cúng theo phong tục.

Những điều cần biết về lễ cúng theo phong tục.

Liên quan đến việc nên cúng Ông Táo về trời vào thời gian nào thì tốt? Có nên cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 âm lịch? Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh – GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam luận giải:

“Tôi chưa thấy có sách nào nói về điều đó nhưng qua quan sát thực tiễn, tôi thấy không nhất thiết phải như vậy, có người cúng buổi sáng, buổi chiều, cũng có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, nếu cúng vào đúng ngày 23 tháng chạp thì vẫn hay hơn và cũng không nên cúng sớm quá như trước vài ngày.”

Đồ lễ cúng Ông Công Ông Táo cần những gì?

Ông bà ta có câu “lòng thành thắp một nén nhang”, mâm cỗ cúng không nhất thiết phải thật thịnh soạn, cầu kỳ. Có thể không có cái này thì thay bằng cái kia, nhưng quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính.

Đồ cúng Ông Táo về trời của người miền Bắc có khá nhiều món như: xôi, gà, giò chả, canh măng, nem, món xào thập cẩm, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã… Đặc biệt thường có món xôi chè bà cốt nấu bằng nếp cái, xôi vò đường nâu và gừng.

cúng ông công ông táo - du lịch Hoàn Mỹ - Mâm lễ cúng gồm những gì?

Mâm lễ cúng gồm những gì?

Đối với lễ ở miền Trung ngoài xôi chè, hoa quả, mâm cỗ thì đồ cúng Ông Táo sẽ có thêm cá thu hoặc cá ngừ. Ở một số nơi như Huế, Hội An thường có tục cúng tượng đất. Sau khi cúng xong, tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung được đem đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng 3 Táo quân mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Mâm cỗ đồ cúng Táo quân miền Nam ngoài các món mặn như: xôi gấc hình cá chép, gà luộc, giò, dưa hành, canh rau củ, rau xào, hoa quả… thì còn kèm thêm đĩa đậu phộng, kẹo mè đen.

Vật phẩm cúng gồm những gì?

Ngoài mâm cỗ thì đồ cúng Ông Táp còn phải chuẩn bị một số món lễ vật kèm theo, các món lễ vật cũng sẽ khác nhau giữa 3 miền:

  • Miền Bắc: mũ ông Công ba cỗ hoặc một mũ có hai cánh chuồn kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Một thứ không thể thiếu là cá chép còn sống hoặc cũng có thể làm bằng giấy để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

  • Miền Trung: thường cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

  • Miền Nam: một bộ “cò bay, ngựa chạy” – là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không phải áo mũ có khung tre cầu kỳ như miền Bắc.

cúng ông công ông táo - du lịch Hoàn Mỹ - Lễ vật cúng lễ có phần khác nhau tùy thuộc theo vùng miền.

Lễ vật cúng lễ có phần khác nhau tùy thuộc theo vùng miền.

Bài văn khấn cúng Ông Công Ông Táo về trời

Nếu bạn không biết cách khấn thế nào cho đúng thì hãy tham khảo bài cúng Ông Táo 23 tháng Chạp cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là:……..
Ngụ tại…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

5 điều kiêng kỵ khi làm lễ cúng

Để thủ tục cúng Ông Công Ông Táo đúng theo phong tục tập quán Việt Nam, mỗi gia đình cần lưu ý 5 điều kiêng kỵ sau đây:

  1. Tránh cúng các món mặn được làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó. Vì đây là những món kiêng kỵ trong lễ cúng Ông Táo theo quan niệm dân gian

  2. Không ném cá chép từ trên cao hoặc phóng sinh nơi sông, hồ ô nhiễm

  3. Không khấn xin tài lộc, sung túc vì theo quan niệm dân gian, cuối năm Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng. Do đó, gia chủ chỉ nên thành tâm sám hối những việc chưa tốt và khẩn xin Ông Táo bẩm báo những điều tốt đẹp.

  4. Không cúng tiền âm phủ vì Táo quân là thần tiên, không phải là vong hồn người âm. Vì vậy, việc cúng vàng mã chỉ gây tốn kém và ô nhiễm môi trường chứ không có lợi ích gì.

  5. Không đặt bàn cúng dưới bếp. Nên chọn nơi trang trọng như bàn thờ chính, nơi sinh hoạt chính với không gian sạch sẽ, trang trọng để tỏ lòng thành kính.

cúng ông công ông táo - du lịch Hoàn Mỹ - Vài điều cần lưu ý khi thực hiện lễ.

Vài điều cần lưu ý khi thực hiện lễ.

Không chỉ là lễ nghi, cúng Ông Công Ông Táo còn mang ý nghĩa sâu sắc về giáo dục lòng tri ân, tính hướng thiện, góp phần làm nên bản sắc riêng về phong tục tập quán ngày Tết cổ truyền của người Việt. Hi vọng những thông tin Du Lịch Hoàn Mỹ chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ cúng chu đáo, tươm tất.

Kiều Oanh
Du lịch Hoàn Mỹ

phone icon 154Tour cao cấp Tết Nguyên Đán 2021