Thành phố Bethlehem nằm ở lãnh thổ Bờ Tây sông Jordan. Nơi đây có tuổi đời hơn 3.000 năm, nổi tiếng là nơi Chúa Jesus giáng sinh. Chính vì thế, thành phố không chỉ thu hút du khách bởi các công trình khảo cổ, những di tích lịch sử cùng kiến trúc độc đáo mà còn là địa điểm các tín đồ Thiên Chúa giáo luôn muốn đặt chân đến.
Chuyến đi đến Thành phố Bethlehem như một hành trình khám phá ngược dòng thời gian. Bạn sẽ có cơ hội ghé thăm địa điểm được nhắc đến trong Cựu Ước. Đồng thời, đến với những di tích tồn tại từ thời đế quốc La Mã,… Hãy cùng Du Lịch Hoàn Mỹ “tham quan” nơi đây thông qua bài viết ngay bên dưới.
Thành phố Bethlehem – thành phố 3.000 năm lịch sử
Thành phố Bethlehem là nơi Chúa Jesus giáng sinh và là nơi sinh ra của vua Israel – David. Thành phố này là nơi cư ngụ của cộng đồng Kitô hữu thuộc loại lâu đời nhất. Thế nhưng, trong vài năm gần đây, cộng đồng này đã giảm dần do tình trạng di cư, liên quan đến việc quân Israel chiếm đóng Bờ Tây.
Thành phố Bethlehem
Năm 529 sau Công nguyên, thành phố Bethlehem bị người Samaritan cướp phá, trong cuộc nổi loạn của họ. Sau đó, hoàng đế Justinian I của Đế quốc Byzantine đã xây dựng lại nơi này. Đến năm 637, thành phố bị vua Hồi giáo ‘Umar ibn al-Khattāb đóng chiếm, may mắn các địa điểm tôn giáo của thành phố vẫn bảo đảm an toàn.
Đến năm 1099, quân Thập tự chinh đã chiếm lại và củng cố nơi đây. Đồng thời, thay giáo sĩ Chính thống giáo Hy Lạp bằng giáo sĩ Công giáo Rôma. Thời điểm phe Hồi giáo Saladin của Ai Cập và Syria chiếm thành phố, giáo sĩ Công giáo Rôma bị trục xuất. Năm 1520, những chiến binh Mamluk đến nơi đây khi các tường thành đã bị phá, đến thời Đế quốc Ottoman cai trị mới được xây dựng.
Trong thế chiến thứ nhất, thành phố Bethlehem rơi vào tay người Anh. Đến năm 1947, khu vực này trở thành khu quốc tế, xuất hiện trong Kế hoạch phân chia Palestine của Liên hiệp quốc. Năm 1948, Jordan đã chiếm được thành phố này, thế nhưng năm 1967 Israel đã chiếm lại được trong cuộc Chiến tranh 6 ngày.
Hiện tại, Israel vẫn giữ quyền kiểm soát sự ra vào của Thành phố Bethlehem, dù nơi đây được Chính quyền quốc gia Palestine quản lý từ năm 1995. Đa số dân cư của thành phố là người Hồi giáo. Tuy nhiên, nơi đây cũng là nơi cư ngụ của cộng đồng Kitô hữu Palestine lớn nhất nước.
Kinh tế chính của thành phố Bethlehem đến từ du lịch, đặc biệt trong mùa lễ Giáng Sinh. Nơi đây là trung tâm hành hương của các Kitô hữu với các nhà thờ mang đậm dấu ấn tôn giáo và lịch sử, nổi tiếng nhất là nhà thờ Chúa Giáng Sinh. Bên cạnh đó, Bethlehem có hơn 30 khách sạn, 300 xưởng làm và tiệm bán các đồ thủ công.
Trên lối vào của thành phố Bethlehem có một địa điểm thiêng liêng, mang ý nghĩa to lớn với người Do Thái, đó chính là mộ của bà Rachel. Bà được xem như bà tổ mẫu – một biểu tượng của sự từ bỏ và hy sinh bản thân vì lợi ích của người khác và con cái.
Mộ của bà Rachel là một địa điểm lịch sử quan trọng của người Do Thái
Thời Cựu Ước
Bethlehem nằm trên vùng đồi của vương quốc Judah. Thành phố này được nhắc đến lần đầu trong sách Tanakh và trong Thánh Kinh. Theo sách Sáng Thế 48:7, đây là nơi bà tổ mẫu Rachel (vợ Jacob) từ trần và được chôn “bên vệ đường”. Đồng thời, thành phố Bethlehem còn là nơi sinh của David – vua thứ hai của Israel.
Nơi Chúa Jesus giáng sinh
Hai câu truyện kể trong Tân Ước đã mô tả, Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem. Theo Phúc Âm Luca, năm 6 trước Công Nguyên, cha mẹ Chúa Jesus sống tại Nazareth nhưng phải tới Bethlehem theo lệnh điều tra dân số của Quirinius. Sau đó, Chúa Jesus được sinh ra ở đây, trước khi gia đình trở về Nazareth.
Theo Sách Micah, đã có một lời tiên tri về sự ra đời của đấng Cứu thế tại Bethlehem. Tuy nhiên, nhiều học giả đã đặt nghi vấn về sự sinh ra của Chúa tại nơi đây. Họ ám chỉ các phúc âm đã bịa ra nơi sinh của Chúa Jesus, nhằm thuận theo lời tiên tri, đồng thời ám chỉ Chúa Jesus liên quan đến dòng dõi vua David.
Thế nhưng, nhà biện giải Kitô giáo – Justin Martyr đã chứng thực trong quyển sách Dialogue with Trypho (kh. 155-161) rằng: Thánh Gia đã từng trú ẩn trong một hang động bên ngoài thành phố Bethlehem. Origen thành Alexandria, viết khoảng năm 247, đã nhắc đến một chiếc hang ở Bethlehem, nơi người dân địa phương tin tưởng là nơi Chúa Jesus giáng sinh.
Nơi Chúa Jesus ra đời – hiện nằm trong nhà thờ Chúa Giáng Sinh
Các thời đế quốc La Mã và Byzantine
Giữa năm 132-135, sau cuộc nổi dậy của Simon Bar Kokhba, thành phố Bethlehem bị quân Đế quốc La Mã chiếm đóng. Theo lệnh của hoàng đế Publius Aelius Hadrianus, các cư dân Do Thái đã bị trục xuất khỏi thành phố. Trong thời gian cai trị, người La Mã đã xây dựng miếu thờ Adonis – nay là nhà thờ Chúa Giáng Sinh.
Trong cuộc nổi dậy của người Samaritan vào năm 529, Bethlehem đã bị cướp phá và phá hủy. Tường thành và nhà thờ Chúa Giáng sinh đã bị phá hủy hoàn toàn. Thế nhưng, hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại nơi này ngay. Đến năm 614, đế chế Sassanid của Ba Tư xâm lấn Palestine và chiếm đóng Bethlehem.
Sự thống trị của Hồi giáo và cuộc Thập tự chinh
Năm 637, sau khi quân Hồi giáo của đế chế Rashidun (Ba Tư) chiếm đóng Jerusalem, ‘Umar ibn al-Khattāb – vị kha-líp thứ hai đã đến thăm thành phố Bethlehem và đưa ra lời hứa bảo toàn nhà thờ Chúa Giáng Sinh. Do đó, một đền thờ Hồi giáo đã được xây dựng để dâng hiến cho Umar.
Năm 1009, nhà thờ Giáng sinh đã bị phá hủy, do lệnh của kha-líp Fatimid thứ sáu – al-Hakim bi-Amr Allah. Sau đó, người kế vị ông – Ali az-Zahir đã cho xây dựng lại nơi này, nhằm hàn gắn mối quan hệ giữa nhà Fatimid cùng với Đế quốc Byzantine.
Năm 1099, thành phố Bethlehem bị quân Thập tự chinh thứ nhất đóng chiếm. Họ đã củng cố thành phố và xây một tu viện mới ở phía bắc của nhà thờ. Vào ngày lễ Giáng Sinh năm 1100 Baldwin I, vua đầu tiên của Vương quốc Jerusalem đã đăng quang tại Bethlehem. Cùng năm, một tòa giám mục Công giáo Rôma được lập trong thành phố.
Nhà thờ Chúa Giáng Sinh – nơi in đậm các dấu ấn lịch sử tại Bethlehem
Năm 1187, Saladin – vua Hồi giáo Ai Cập và Syria đã lãnh đạo vương triều Muslim Ayyubids chiếm lại được Bethlehem từ quân Thập tự chinh. Saladin đã đồng ý cho 2 linh mục và 2 phó tế Công giáo Rôma quay lại thành phố Bethlehem. Tuy nhiên, nơi đây bị mất một khoản thu nhập từ khách hành hương Châu Âu.
Năm 1229, thông qua hiệp ước giữa Frederick II của Đế quốc La Mã thần thánh và vua Hồi giáo Ayyubid al-Kamil, thành phố Bethlehem đã được nhượng cho quân Thập tự chinh thuộc Vương quốc Jerusalem. Hiệp ước hết hạn năm 1239, đến năm 1244, Bethlehem lại bị quân Hồi giáo chiếm đóng.
Thời đế quốc Ottoman và Ai Cập
Từ năm 1517, dưới quyền kiểm soát của Đế quốc Ottoman, việc trông coi nhà thờ Chúa Giáng sinh gây ra tranh cãi giữa Công giáo và Chính thống giáo Hy Lạp. Từ năm 1831-1841, Palestine nằm dưới quyền cai trị của triều đại Muhammad Ali (Ai Cập). Trong thời kỳ này, thành phố Bethlehem đã chịu một trận động đất. Đồng thời, khu phố Hồi giáo bị quân đội Ai Cập phá hủy nhằm mục đích trả thù.
Năm 1841, Bethlehem được Đế quốc Ottoman cai trị một lần nữa, đến khi kết thúc thế chiến thứ nhất. Giai đoạn này, người dân Bethlehem bị thất nghiệp, cưỡng bách thi hành nghĩa vụ quân sự, chịu thuế má cao. Do đó, người dân tiến hành di cư hàng loạt, nhiều nhất là sang khu vực Nam Mỹ.
Thế kỷ XX
Sau khi giành được thắng lợi ở Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đồng Minh, đặc biệt là Anh và Pháp đã phân chia các tỉnh bị chiếm của đế quốc Ottoman thành các khu vực ủy trị. Ngày 29/9/1923, thành phố Bethlehem và phần lớn lãnh thổ ở Bờ Tây sông Jordan thuộc quyền kiểm soát của sự ủy trị của Anh tại Palestine.
Năm 1947, một Kế hoạch phân chia Palestine đã được chấp thuận tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Từ đó, thành phố Bethlehem thuộc vùng quốc tế Jerusalem, do Liên Hiệp Quốc cai quản.
Bethlehem những năm 1898
Năm 1948, Jordan đã chiếm được thành phố Bethlehem trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel. Jordan đã nắm quyền kiểm soát thành phố này tới khi cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967 diễn ra. Sau đó, Bethlehem cùng với khu vực Bờ Tây còn lại bị Israel chiếm đóng. Ngày 21/12/1995, quân đội Israel chính thức rút khỏi Bethlehem. Sau 3 ngày, thành phố Bethlehem hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát quân sự và hành chính của Chính quyền quốc gia Palestine cho đến nay.
Cuộc nổi dậy thứ hai của người Palestine
Bắt đầu năm 2001, thành phố Bethlehem bị tàn phá nghiêm trọng trong cuộc nổi dậy thứ hai của người Palestine. Năm 2002, nơi đây trở thành khu chiến trận của Chiến dịch lá chắn phòng thủ, một cuộc tấn công lớn của Lực lượng phòng thủ Israel (IDF).
Trong chiến dịch này, lực lượng phòng thủ của Israel đã bao vây nhà thờ Chúa Giáng sinh, nơi có khoảng 200 người Palestine. Cuộc bao vây kéo dài 39 ngày và có 9 nghĩa quân và người kéo chuông nhà thờ bị giết. Cuộc bao vây này đã kết thúc bằng một thỏa hiệp lưu đày 13 nghĩa quân tới các nước châu u và Mauritanie.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng lên án hành động của Israel. Ông cho rằng hành động này “kỳ quái và không thể dung thứ”. Bộ ngoại giao vương quốc Anh cũng cho rằng hành động này “hoàn toàn không thể chấp nhận”.
Xem thêm: tour du lịch Châu Âu
Đến thăm Bethlehem có an toàn không?
Du khách có thể hoàn toàn yên tâm khi du lịch đến thành phố Bethlehem. Tại đây, cảnh sát thường xuyên có mặt và tuần tra trên các đường phố, gần nhà thờ và các điểm tham quan nổi tiếng khác. Đường phố nơi đây cũng tấp nập khách du lịch và người dân cũng rất thân thiện và mến khách.
Lưu ý, dù rằng thành phố Bethlehem do chính quyền Palestine quản lý nhưng quân đội Israel sẽ kiểm tra an ninh trên các con đường tới nơi này. Chính vì thế, bất kỳ lúc nào, quân đội cũng có thể kiểm tra hành lý, tư trang của du khách. Đồng thời, họ sẽ cần du khách cung cấp một số thông tin nếu cần thiết.
Do đó, trên đường di chuyển đến Bethlehem, du khách phải luôn mang theo hộ chiếu còn thời hạn bên mình. Nhằm tránh tối đa những tình huống không mong muốn, ảnh hưởng đến chuyến đi của du khách.
Những điểm tham quan chính ở Bethlehem
Bức tường Ngăn Cách
Bức tường Ngăn Cách hay còn được gọi là hàng rào, bức tường Bờ Tây là một hàng rào ngăn cách ở Bờ Tây thành phố Bethlehem, đánh dấu biên giới giữa Israel và Palestine. Bức tường được xây dựng năm 2002, với kết cấu nhiều lớp. Trong đó, tường bê tông có chiều rộng 3 mét (9,8 ft) và chiều cao 9 mét (30 ft).
Được xây dựng với kết cấu dây thép gai và có tháp canh cùng màu xám u ám. Thế nhưng, nó lại được trang trí bởi rất nhiều bức vẽ graffiti đầy màu sắc, gây ấn tượng cho du khách. Trong đó, nổi tiếng nhất là những bức vẽ của nghệ sĩ đường phố Banksy.
Bức tường Ngăn Cách ấn tượng với những bức vẽ graffiti đầy màu sắc
Tại đây, du khách có thể trải nghiệm vẽ sơn lên tường với một vài cửa hàng bán hộp gần đó. Tuy nhiên, hành động này bị người dân lên án và phản đối.
Nhà thờ Mục Đồng (Shepherds’ Field)
Nhà thờ Mục Đồng là một tòa nhà Công giáo La Mã ở khu vực Beit Sahour, nằm ở phía đông nam thành phố Bethlehem. Theo truyền thuyết, đây là nơi các thiên thần lần đầu tiên thông báo về sự ra đời của Chúa Jesus.
Nhà thờ Mục Đồng
Câu chuyện được truyền lại rằng, trong khi những người chăn cừu đang trông coi đàn cừu trên cánh đồng rộng lớn thì có một thiên sứ hiện ra thông báo rằng đấng Cứu Thế đã ra đời, các người hãy theo sự chỉ dẫn để tìm thấy đứa trẻ được quấn khăn đang nằm trong một máng cỏ.
Nhà nguyện được thiết kế bởi kiến trúc sư Antonio Barluzzi. Nó có năm đỉnh mô phỏng cấu trúc của một chiếc lều du mục màu xám. Bên trong, những lời của thiên thần với những người chăn cừu được khắc bằng vàng. Du khách có thể nhìn thấy những hình ảnh mô tả sự ra đời của Chúa Jesus ở nơi này.
Nhà thờ Chúa Giáng Sinh (Church of Nativity)
Năm 339, Nhà thờ Chúa Giáng Sinh (Church of Nativity) đã được xây dựng sau khi Đại đế Constantine và thái hậu Helena đến thăm nơi Chúa ra đời. Đây là một trong những nhà thờ Kitô giáo lâu đời nhất thế giới tại thành phố Bethlehem. Nó được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, đây cũng là di sản thế giới đầu tiên thuộc Palestine được UNESCO công nhận.
Thánh đường của Nhà thờ Chúa Giáng Sinh
Trong lịch sử thành phố Bethlehem, Nhà thờ Chúa Giáng Sinh từng nhiều lần bị phá hủy và tái xây dựng. Ban đầu, cánh cửa vào nhà thờ rất rộng, thế nhưng quân Thập tự chinh đã cho cho xây dựng lại, chỉ để một ô cửa rất nhỏ. Do đó, du khách phải khom người mới có thể đi vào, mang ý nghĩa thiêng liêng rằng mọi người đều phải cúi người, hạ thấp mình xuống.
Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở thành phố Bethlehem được đặt tên theo hang động mà nó bao quanh. Hang động này được các Kitô hữu biết đến là nơi Chúa Jesus giáng sinh. Đồng thời, đây cũng là nơi thờ cúng lâu đời nhất được sử dụng của Kitô giáo.
Trong đó, nổi tiếng nhất là Grotto of the Nativity, một hang động dưới lòng đất trong hầm mộ của Nhà thờ Chúa Giáng Sinh. Nó được đánh dấu bằng Bàn thờ Chúa giáng sinh và một ngôi sao bạc 14 cánh với dòng chữ Latin: “Nơi đây Chúa Giê-su Christ được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria”.
Hang động này là địa điểm được du khách tìm kiếm nhiều nhất ở thành phố Bethlehem. Vì vậy, du khách phải chờ đợi trong thời gian dài để tham quan khu vực này. Trong khi đó, du khách cũng có thể tham quan Thánh đường voies kiến trúc tôn giáo mang đến không khí thiêng liêng, thành kính.
Nhà nguyện Hang Sữa (Milk Grotto)
Nhà nguyện Hang Sữa Đức Mẹ (Crypta lactea) còn được gọi là Hang Đức Mẹ hay Hang Sữa, là một nhà nguyện Công giáo thuộc thành phố Bethlehem. Nhà nguyện này được xây dựng vào năm 1872. Kể từ thời Byzantine, nơi này đã là trung tâm hành hương của Cơ đốc giáo cho đến ngày nay.
Nhà nguyện Hang Sữa với kiến trúc từ đá vôi độc đáo
Hang Sữa được cho là nơi Thánh Gia đã trú ẩn trong Cuộc thảm sát những người vô tội trước khi trốn sang Ai Cập. Tên của hang xuất phát từ niềm tin truyền thống rằng, khi đang cho Chúa Jesus bú sữa, một giọt sữa của Đức Trinh Nữ Maria đã rơi xuống sàn hang, khiến nó chuyển sang màu trắng.
Vào thế kỷ thứ 5, một nhà thờ được xây dựng trên nơi này nhằm mục đích bảo tồn. Chiếc sàn khảm đầy màu sắc từ thời đó có thể được nhìn thấy trong sân của nhà nguyện ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những người phụ nữ hiếm muộn thuộc mọi tôn giáo đã đến thành phố Bethlehem, nhằm đến với Hang Sữa để cầu nguyện cùng niềm tin tin vui sẽ đến.
Khu khảo cổ Herodium
Chỉ cách thành phố Bethlehem chưa đầy một giờ lái xe, du khách sẽ đến với khu khảo cổ Herodium. Đến với nơi đây, du khách có thể khám phá cung điện nhân tạo trên núi của Vua Herod và ngôi mộ mới được phát hiện gần đây của ông. Được xây dựng trên một ngọn đồi tự nhiên nhỏ, Herodium là một pháo đài và cung điện sang trọng cho Vua Herod.
Khu khảo cổ Herodium
Khu khảo cổ Herodium ấn tượng với cấu trúc bảy tầng. Trong đó, nổi bật là một chiếc hồ bơi nhân tạo, có kích thước gấp đôi so với một hồ bơi Olympic hiện đại và đủ sâu để neo một chiếc thuyền. Nơi đây được cấp nước từ đường dẫn nối với một con suối tự nhiên cách đó gần 6 km.
Bên cạnh đó, bốn tháp canh ở cung điện mang đến tầm nhìn trải rộng, du khách có thể nhìn thấy sa mạc Judean, Biển Chết và núi Moab từ đây.
Nếu đặt chân đến thành phố Bethlehem, du khách không thể bỏ qua địa điểm này.
Lăng mộ Rachel
Lăng mộ là nơi chôn cất của bà tổ mẫu Rachel (vợ của Thánh Jacob). Đồng thời, địa điểm này là nơi linh thiêng đối với người Do Thái, Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Nằm ở lối vào phía bắc của thành phố Bethlehem, lăng mộ Rachel được nhắc đến trong Cựu Ước của người Do Thái và Cơ đốc giáo, Kinh thánh Hồi giáo.
Được xem là địa điểm linh thiêng thứ ba của đạo Do Thái, nơi đây là địa điểm hành hương của người Do Thái từ thời cổ đại. Tuy nhiên, do vấn đề an ninh, lăng mộ được bao quanh bởi một pháo đài, ngăn cách nó với thành phố Bethlehem.
Tu viện Mar Sabar
Tu viện Mar Saba cách thành phố Bethlehem khoảng 20 phút lái xe. Tu viện tuyệt đẹp này nằm cheo leo trên vách đá của Thung lũng Kidron. Nơi đây là một kiến trúc đáng chú ý nổi bật trong khung cảnh sa mạc. Được xây dựng trong đá, tu viện Mar Saba được cho là không hề thay đổi kể từ thời Constantine.
Tu viện Mar Sabar nằm cheo leo trên vách đá
Du khách có thể được chiêm ngưỡng thi hài của vị thánh Saint Saba trong nhà thờ chính. Trong khi đó, ngôi mộ của ông nằm ở khu vực sân trong bên ngoài. Thế nhưng, mặc dù Mar Saba nổi tiếng với lòng hiếu khách nhưng phụ nữ không được phép vào nơi này. Họ chỉ có thể ngắm nhìn địa điểm này từ tòa tháp hai tầng gần đó, nơi được gọi là Tháp Phụ nữ.
Quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)
Quảng trường Máng Cỏ (Manger Square) là quảng trường chính, nằm ở trung tâm của thành phố Bethlehem. Xung quanh quảng trường là Nhà thờ Chúa Giáng Sinh, Nhà thờ Hồi giáo Omar, Trung tâm Hòa bình Palestine cùng nhiều cửa hàng lưu niệm và nhà hàng.
Tất cả các con phố dẫn đến Quảng trường Máng cỏ đều liên quan đến đức tin Cơ đốc giáo, chẳng hạn như Phố Chúa giáng sinh và Phố Ngôi sao. Những buổi hòa nhạc, sự kiện, lễ hội và chợ Giáng sinh đều được tổ chức tại đây. Vào những dịp đặc biệt, quảng trường được trang trí vô cùng lộng lẫy.
Thánh địa Bethlehem có gì nổi bật?
Thành phố Bethlehem hay Thánh địa Bethlehem là nơi mà các Kitô hữu tin rằng Chúa Jesus đã được sinh ra. Địa điểm quan trọng nhất ở Bethlehem là Nhà thờ Chúa Giáng Sinh nằm ở Quảng trường Máng Cỏ. Bên trong Nhà thờ có một khu vực nhỏ gọi là Hang Chúa giáng sinh. Nơi này có một ngôi sao 14 cánh, được một số Kitô hữu tin là nơi sinh của Chúa Jesus.
Bên cạnh đó, Nhà nguyện Máng Cỏ là nơi mà các tín đồ tin rằng Đức Mẹ đã đặt Chúa Jesus sau khi Ngài được sinh ra. Đối với nhiều tín đồ, những địa điểm này gắn liền cùng những sự kiện quan trọng trong thời kỳ đầu của Chúa Jesus. Tuy nhiên, cũng có những nghi ngờ về độ chính xác của những thông tin trên.
Thánh địa Bethlehem về đêm
Dù vậy, mùa Giáng Sinh hằng năm, rất nhiều du khách là tín đồ Thiên chúa giáo đã đến với thành phố Bethlehem. Họ đến đây với mong muốn tham dự các buổi lễ tại Nhà thờ Chúa Giáng Sinh và đến thăm nơi Chúa Jesus được sinh ra. Nơi được đánh dấu bằng ngôi sao 14 cánh.
Du lịch của Bethlehem phụ thuộc vào Israel
Hiện nay, Israel giữ quyền kiểm soát người ra vào thành phố Bethlehem, dù răng khu vực này thuộc chính quyền tự trị Palestine từ năm 1995. Do đó, việc nhập cảnh của công dân Palestine và Israel rất hạn chế. Tuy nhiên, du khách nước ngoài vẫn được tới thành phố Bethlehem. Khi đến đây, du khách cần lưu ý phải mang Hộ chiếu bên người, nhằm tránh bị kiểm tra đột xuất.
Vì sao lựa chọn Du Lịch Hoàn Mỹ để tham quan Thành phố Bethlehem?
Du lịch Hoàn Mỹ là một trong những đơn vị lữ hành – du lịch uy tín được thành lập từ năm 1997. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các tour du lịch Mỹ. Đưa du khách đến với Thành phố Bethlehem – Thánh địa nổi tiếng với Nhà thờ Chúa Giáng Sinh – nơi Chúa Jesus được sinh ra.
Liên tục nhận về những đánh giá tích cực, Du Lịch Hoàn Mỹ nổi trội với đội ngũ hơn 100 hướng dẫn viên chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc văn hóa và du lịch bản địa. Đặc biệt, tỉ lệ đậu visa Mỹ của Du Lịch Hoàn Mỹ lên đến 97%. Do đó, du khách có thể hoàn toàn yên tâm chuẩn bị cho chuyến đi của mình mà không cần lo lắng về thủ tục xin visa.
Bên cạnh đó, các tour du lịch của Du Lịch Hoàn Mỹ luôn được đầu tư thiết kế một cách linh hoạt, khoa học, phù hợp với từng địa điểm. Khách hàng sẽ được trải nghiệm hoạt động đa dạng, kết hợp tham quan, tìm hiểu văn hóa bản địa. Đồng thời, bạn cũng không cần lo lắng về vấn đề an toàn khi đến với thành phố Bethlehem.
Thành phố Bethlehem là một địa điểm hành hương nổi tiếng của tín đồ Thiên Chúa giáo và người Do Thái từ xưa. Nơi đây còn nổi tiếng với các khu khảo cổ mang đậm dấu ấn lịch sử, hòa trộn với những công trình kiến trúc độc đáo cùng không khí linh thiêng.
Hãy để Du lịch Hoàn Mỹ đồng hành cùng bạn để chuyến đi trở nên trọn vẹn, thú vị và ý nghĩa nhất.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về thành phố Bethlehem. Từ đó, du khách có thể tự tin lựa chọn cho mình điểm đến phù hợp, thoải mái tận hưởng chuyến đi cùng những trải nghiệm đáng nhớ. Liên hệ ngay hotline Du lịch Hoàn Mỹ để được tư vấn chuyến đi phù hợp cho bạn.